Thứ Năm, 03/05/2018 14:18

Người gốc Việt tại Mỹ hồi hộp chờ kết quả bầu cử tổng thống

Chia sẻ với phóng viên Dân trí trước thềm cuộc bầu cử, ông Peter Nguyễn, một người gốc Việt sinh sống tại thành phố San Diego, bang California cho biết ông đang rất hồi hộp chờ đợi kết quả cuộc bầu cử lần này.

Các bang chiến địa có thể quyết định kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020Vài nét về bầu cử Tổng thống MỹKỷ lục 60 triệu cử tri bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử Tổng thống MỹBầu cử Mỹ: Cử tri New York xếp hàng dài trong ngày bỏ phiếu sớmGần 30 triệu người ở Mỹ đi bỏ phiếu sớm

Cử tri Mỹ xếp hàng dài bỏ phiếu ở quận Spartanburg, bang Nam Carolina (Ảnh: Herald-Journal)

Nhận định về 2 ứng viên trong cuộc chạy đua, ông Peter cho hay một trong những điều ông thích nhất ở Tổng thống Trump là ông Trump trở thành nhà lãnh đạo Mỹ đầu tiên trong nhiều năm qua không gây chiến tranh. Ông cũng là tổng thống duy nhất xuất thân từ một doanh nhân, vì vậy ông luôn chú trọng tới vấn đề kinh tế của nước Mỹ, luôn đặt ưu tiên phát triển kinh tế lên hàng đầu.

Ông Peter nói thêm, Tổng thống Trump từng là người dẫn các chương trình truyền hình thực tế nên rất có khả năng quyến rũ người khác. Những người ủng hộ ông thường rất trung thành, đặc biệt là tầng lớp người nghèo da trắng. 

Peter nói rằng dù ông bỏ phiếu cho ứng viên Dân chủ Joe Biden nhưng ông thừa nhận Tổng thống Trump vẫn có khả năng chiến thắng rất cao. Mặc dù vậy, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất nhiều tới danh tiếng của Tổng thống Trump trong mùa bầu cử lần này. Ông cho rằng, nếu không có đại dịch Covid-19, ông Trump chắc chắn dễ dàng đắc cử thêm một nhiệm kỳ 4 năm. 

“Dịch Covid-19 gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Khoảng cách giàu nghèo được thể hiện rõ rệt trong đại dịch này, những bang nghèo bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Nếu ông Trump thất bại, tôi cho rằng lý do chính là vì Covid-19”, ông Peter nhận định. 

Ông Peter cho biết, ông ủng hộ ứng viên Dân chủ vì đảng này quan tâm nhiều hơn tới người nghèo, có chính sách cởi mở với người nhập cư. Ông Peter đánh giá ông Biden xuất thân từ tầng lớp trung lưu, có nhiều kinh nghiệm chính trị. Thời chính quyền Obama mà ông Biden làm phó tổng thống, người nghèo được hưởng lợi từ các chương trình phúc lợi xã hội của đảng Dân chủ, trong đó có chính sách bảo hiểm Obamacare.

Ông Peter nhận định, năm nay kết quả bầu cử có thể không có ngay trong ngày 3/11. Khác với việc bầu trực tiếp có kết quả nhanh, việc bỏ phiếu qua thư có thể dẫn tới sự chậm trễ trong quá trình kiểm đếm. Điều này có thể dẫn tới kết quả bầu cử gây tranh cãi và vụ việc sẽ phải đưa ra tòa để phán quyết.

Chị Ái My, một người Việt hiện đang sinh sống tại bang Minnesota, cho biết cũng giống nhiều người khác, chị đang rất hồi hộp chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống năm nay. 

Chị My chia sẻ, năm nay do tình hình  bệnh dịch, nhiều người đăng ký giấy bầu cử và được gửi đến tận nhà. Ngoài giấy tờ thiết để chứng thực như số an sinh xã hội, số trong giấy phép lái xe, nhân viên còn kiểm tra chứng thực chữ ký của người bầu.

Chị My cho hay, vì nhiều lý do, vợ chồng chị đã bầu cho ứng cử viên Joe Biden. Theo chị, ông Biden nhận được sự ủng hộ lớn từ nhóm cử tri trẻ tuổi và nhóm phụ nữ lớn tuổi sống vùng nông thôn.

“Với một tình yêu dành cho với đất nước thứ 2, chúng tôi - những người Mỹ gốc Việt - mong muốn một nước Mỹ gắn kết, không hận thù, không phân biệt người nhập cư, một nước Mỹ nhân văn vốn có”, chị My nói.

Chị My nhận thấy, có những người Mỹ 4 năm trước đã bầu cho ông Trump năm nay muốn sự thay đổi nên quay sang ủng hộ ông Biden và đây là lý do khiến ông Biden có thể nhận được nhiều phiếu bầu hơn.

Cũng theo chị My, trẻ em tại Mỹ cũng tham gia tìm hiểu về chính trị không kém cha mẹ và những người trưởng thành. Tại lớp học, học sinh lớp 5 cũng có tiết học về bầu cử Mỹ, trong đó phân tích vì sao bà Hillary Clinton nhận được nhiều phiếu phổ thông hơn nhưng ông đối thủ Donald Trump thắng chung cuộc nhờ số phiếu đại cử tri. Theo chị My, điều này là do nước Mỹ 50 bang và tùy thuộc vào dân số của mỗi bang phân chia số phiếu đại cử tri phù hợp. Một ứng viên phải giành được ít nhất 270 trong tổng số 538 phiếu đại cử tri để chiến thắng bầu cử.

Trong khi đó, cô Phúc Vandiver, một người Việt đang sinh sống tại thành phố Huntington Beach, bang California chia sẻ, dù không quan tâm tới các vấn đề chính trị nhưng cho biết, cô nhận ra ông Trump là vị tổng thống Mỹ rất yêu người dân, yêu nước và sẽ bảo vệ quyền lợi của quốc gia mình.

“Ông là một chính trị gia 'sạch', có có bản lĩnh, không tham nhũng hay màng tới tiền bạc, luôn bảo vệ quyền lợi của quốc gia và người dân. Ông sẵn sàng đối phó để nước Mỹ không để bị bắt nạt, một người rất can đảm”.

“Sau 4 năm, tôi cần bầu cho ông ấy thêm 4 năm nữa để hoàn thành những gì đang dở dang”, cô Phúc nói.

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra vào ngày 3/11 (giờ Mỹ) và kết quả có thể có vào đêm cùng ngày (sáng ngày 4/11 giờ Việt Nam). Một cuộc khảo sát đối với các cử tri gốc Á hồi tháng 9 cho thấy, người gốc Việt là nhóm gốc Á duy nhất tại Mỹ ủng hộ ông Trump nhiều hơn ông Biden trong cuộc bầu cử này.

Theo Dân trí

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.

Nhìn lại 1 tuần mở cửa của Trung Quốc
Nhìn lại 1 tuần mở cửa của Trung Quốc

Một tuần sau khi mở cửa hôm 8-1, dịch COVID-19 ở Trung Quốc vẫn là tâm điểm của thế giới sau khi nước này bất ngờ công bố số ca tử vong chính thức do dịch bệnh này trong vòng một tháng qua là 59.938 người.

Trung Quốc Không để đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến quan hệ giữa các quốc gia
Trung Quốc: Không để đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến quan hệ giữa các quốc gia

Trung Quốc tuyên bố nước này tin rằng đối với tất cả các quốc gia, các biện pháp ứng phó với COVID-19 cần dựa trên cơ sở khoa học và điều phối khéo léo, cân xứng mà không ảnh hưởng đến giao lưu và hợp tác thường xuyên giữa người với người, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết.