Chủ Nhật, 30/04/2017 07:02

Nguy cơ lây lan dịch tả lợn châu Phi không loại trừ quốc gia nào

Dịch tả lợn châu Phi sẽ lan rộng khắp châu Á - nơi nó đã tàn phá nghiêm trọng tổng số đàn lợn trong khu vực và đáng lo ngại hơn, không có quốc gia nào có thể miễn dịch trước loại virus này, người đứng đầu Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) cảnh báo hôm qua (30/10).

Tả lợn châu Phi – Mối đe dọa với châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêngTrung Quốc tăng cường hỗ trợ cho nông dân thiệt hại nặng vì dịch ASFHàn Quốc: Xuất khẩu thịt lợn vẫn ổn định, bất chấp dịch tả lợnDịch tả lợn châu Phi đe doạ sinh kế hàng triệu người ở châu Á

Quy mô đàn lợn của Trung Quốc đã giảm hơn 40% trong tháng 9 so với một năm trước đó vì dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: Vietnamnet

Dịch tả lợn châu Phi đã tấn công mạnh vào nước sản xuất thịt lợn hàng đầu thế giới Trung Quốc, bắt nguồn từ châu Phi trước khi lan sang châu Âu và châu Á. Dịch bệnh hiện đã được tìm thấy ở 50 quốc gia, giết chết hàng trăm triệu con lợn, đồng thời cũng định hình lại thị trường thịt và chuỗi thức ăn toàn cầu.

"Chúng ta đang thực sự đối mặt với một mối đe dọa mang tính toàn cầu", Tổng giám đốc OIE Monique Eloit nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn, đồng thời cảnh báo thêm rằng, "nguy cơ tồn tại đối với tất cả các quốc gia, cho dù ở gần hay xa về mặt địa lý, vì có vô số nguồn có thể lây nhiễm".

Dịch tả lợn châu Phi không gây hại cho con người, nhưng có thể lây truyền khá dễ dàng, như khi một khách du lịch mang về một miếng dăm bông hoặc giò chả từ một quốc gia bị ô nhiễm, vứt nó đi và loại rác thải này sau đó được nông dân tái sử dụng để nuôi lợn, bà Eloit cho biết. Ngoài ra, các rủi ro khác đến từ việc buôn bán động vật sống và các sản phẩm thực phẩm xuyên biên giới, hoặc từ các nhà lai tạo nhỏ sử dụng thức ăn thừa của các nhà hàng hoặc nhà ga để cho lợn ăn.

Theo Reuters, tả lợn châu Phi đã lây lan nhanh chóng đến một số quốc gia ở Đông Nam Á như Việt Nam, Campuchia, Lào, Philippines… ở Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác cung có khả năng sẽ bị lây lan trong những tháng tới.

Sự lây lan của dịch tả lợn châu Phi không chỉ tàn phá số lợn ở châu Á, mà còn khiến giá thịt lợn quốc tế tăng vọt và gây ảnh hưởng đến các thị trường thức ăn chăn nuôi như ngô và đậu nành.

Hồi đầu tháng này, Bộ nông nghiệp Trung Quốc cho biết, quy mô đàn lợn của nước này đã giảm hơn 40% trong tháng 9 so với một năm trước đó. Một số chuyên gia trong ngành tin rằng các khoản lỗ thực tế còn có thể cao hơn nhiều. Trong bối cảnh đó, Bắc Kinh đã ban hành một loạt chính sách nhằm hỗ trợ việc sản xuất thịt lợn quốc gia và đảm bảo nguồn cung cấp thịt.

Ở châu Âu, tình hình có sự khác biệt vì dịch bệnh chủ yếu liên quan đến lợn rừng, bà Eloit nói thêm.

Sốt lợn châu Phi đã được tìm thấy ở các trang trại ở Đông Âu nhưng sự lây lan của nó chủ yếu đã được ngăn chặn, phần lớn nhờ các biện pháp an ninh chặt chẽ được thực hiện ở một số quốc gia.

                                                      BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Singapore và nỗi lo bệnh sởi được cảnh báo trên toàn thế giới
Singapore và nỗi lo bệnh sởi được cảnh báo trên toàn thế giới

Theo thông tin từ Bộ Y tế Singapore (MOH), khả năng bùng phát dịch sởi quy mô lớn ở Singapore vẫn còn thấp, bất chấp cảnh báo gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) rằng khả năng cao sẽ xảy ra một mối đe dọa toàn cầu do bệnh sởi gây nên.

Có 3 343 ca mắc COVID-19 trong 7 ngày
Có 3.343 ca mắc COVID-19 trong 7 ngày

Theo thống kê của Bộ Y tế, trong 7 ngày, tổng số ca mắc COVID-19 cả nước là 3.343 ca, tăng hơn khoảng 300 ca so với tuần trước đó; WHO cảnh báo có hơn 500 dòng phụ của biến thể Omicron vốn có khả năng lây truyền cao đang lưu hành.