Thứ Năm, 04/04/2019 09:20

Nhật Bản cấp phép thuốc điều trị COVID-19 dạng uống vào cuối năm nay

Chính phủ Nhật Bản có thể sẽ đưa thuốc kháng virus Molnupiravir của hãng dược phẩm Merk (Mỹ) vào danh mục các loại thuốc điều trị COVID-19 từ cuối năm nay.

Pfizer thử nghiệm thuốc uống ngăn nguy cơ mắc COVID-19 sau khi phơi nhiễmNhật Bản phát hiện một biến thể Delta mới của virus SARS-CoV-2Nhật Bản: Cựu Ngoại trưởng Kishida Fumio trở thành Chủ tịch đảng cầm quyềnMitsubishi đầu tư vào dự án điện gió lớn nhất Đông Nam ÁChâu Á tăng tốc tiêm phòng COVID-19Nhật Bản sẽ cấp giấy chứng nhận tiêm chủng COVID-19 kỹ thuật số

Thuốc kháng virus Molnupiravir của hãng dược phẩm Merck & Co (Mỹ). (Ảnh: CNBC/TTXVN)

Chính phủ Nhật Bản có thể sẽ đưa thuốc kháng virus Molnupiravir của hãng dược phẩm Merk (Mỹ) vào danh mục các loại thuốc điều trị COVID-19 từ cuối năm nay.

Tại cuộc họp báo vào cuối tháng Chín, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide tuyên bố sẽ cho phép sử dụng loại thuốc dạng uống dành cho người mắc COVID-19 thể nhẹ sớm nhất vào cuối năm nay.

Mặc dù không tiết lộ nhà cung cấp nhưng giới chuyên gia cho rằng loại thuốc mà Thủ tướng Suga đề cập đến chính là Molnupiravir của hãng dược phẩm Merk (Mỹ).

Nhật Bản cũng là nước trực tiếp tham gia chương trình thử nghiệm giai đoạn cuối của loại thuốc này đối với 1.500 người ngoài nước Mỹ từ đầu năm nay.

Cuộc thử nghiệm sẽ kết thúc sớm vào cuối tháng này và dự kiến sẽ được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép lưu hành trong tháng 11.

Nếu được chấp nhận, Molnupiravir sẽ là loại thuốc đầu tiên trên thế giới được dùng để điều trị riêng cho bệnh nhân mắc COVID-19.

Theo một quan chức Chính phủ Nhật Bản, Cơ quan dược phẩm và thiết bị y tế nước này (PMDA) đã phối hợp cùng với Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi (MHLW) sớm khởi động quá trình trao đổi dữ liệu thử nghiệm lâm sàng với Merk.

Dự kiến, sau khi được chấp nhận tại Mỹ, loại thuốc này sẽ nhanh chóng được phê duyệt tại Nhật Bản như một trường hợp đặc biệt.

Tại Nhật Bản, các liệu pháp điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 thể nhẹ và vừa đều là truyền tĩnh mạch và đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của nhân viên y tế. Do đó, với đặc trưng có thể được sử dụng dễ dàng tại nhà, thuốc Molnupiravir được kỳ vọng sẽ cùng với vaccine là hai biện pháp then chốt giúp Nhật Bản kiểm soát dịch bệnh COVID-19.

Theo TTXVN/Vietnam+

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.

Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản

Ngày 16/2, Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp đón đoàn Giáo sư Hiroyuki Shichino đến từ Nhật Bản. Đây là chuyến viếng thăm ở cương vị Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện NCGM của Giáo sư Hiroyuki Shichino trước khi ông nghỉ hưu.

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.