Thứ Bảy, 08/09/2018 07:52

Nhật Bản: Khoảng 20% địa phương không có quan chức, chuyên gia về thảm họa

Trước thềm kỷ niệm 10 năm ngày xảy ra trận động đất, sóng thần kinh hoàng tàn phá vùng Đông Bắc Nhật Bản vào ngày 11/3, khảo sát của Kyodo News mới đây chỉ ra rằng, trên toàn Nhật Bản, 20,5% các thành phố không có quan chức chuyên đảm nhận nhiệm vụ xử lý và tiến hành ứng phó với thảm họa.

Hàn Quốc bắt đầu mua gạo dự trữ cho các trường hợp khẩn cấpĐại dịch COVID-19: Nền kinh tế toàn cầu đang bị tàn phá nghiêm trọngHơn 100 người bị thương do động đất mạnh tại Nhật BảnNhật Bản đặt mục tiêu phát triển máy bay không người lái vào trước 2035Siêu bão Hagibis tấn công Nhật Bản: Ít nhất 9 người thiệt mạng, hàng triệu người bị ảnh hưởng

Là nước hay hứng chịu thảm họa về thiên tai nhưng nhiều thành phố ở Nhật Bản lại không đủ chuyên gia, quan chức đảm nhận ứng phó thảm họa. Ảnh minh họa: Dân Việt

Các cuộc khảo sát cũng cho thấy 14,1% những người được hỏi cho biết chỉ có 1 quan chức đảm nhận nhiệm vụ này tại địa phương, trong khi những người quản lý, phụ trách về vấn đề bầu cử, an toàn giao thông và các nhiệm vụ khác lại tăng gấp đôi.

Kết quả khảo sát cho thấy sự cần thiết phải thay đổi, cải cách, bổ sung lực lượng làm nhiệm vụ liên quan đến thảm họa ở địa phương, bất chấp tình trạng thiếu nhân viên kinh niên tại các cơ quan, văn phòng. Đây là nhiệm vụ cấp thiết để xây dựng hệ thống làm việc có trách nhiệm hơn và hiệu quả hơn đối với thiên tai ngay tại quốc gia thường xuyên đối mặt với thiên tai.

Được biết, khi khảo sát các thành phố, thị trấn, làng xã trên toàn quốc về việc có bao nhiêu quan chức đảm nhận nhiệm vụ chuyên giải quyết công việc, vấn đề liên quan đến thiên tai, bao gồm cả việc vạch ra chính sách ứng phó với thiên tai và ban hành lệnh sơ tán trong trường hợp xảy ra thiên tai, trong số 1.469 thành phố đã trả lời khảo sát, 41,5% cho biết họ có từ 2 - 5 quan chức về thảm họa; 15,4% các địa phương có từ 6 – 10 người và 8,2% có trên 11 quan chức chuyên về thảm họa, thiên tai.

Ngược lại, 508 thành phố trực thuộc trung ương cho biết không có, hoặc chỉ có 1 quan chức chuyên chịu trách nhiệm này.

Đan Lê (Lược dịch từ Japan Times)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản

Ngày 16/2, Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp đón đoàn Giáo sư Hiroyuki Shichino đến từ Nhật Bản. Đây là chuyến viếng thăm ở cương vị Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện NCGM của Giáo sư Hiroyuki Shichino trước khi ông nghỉ hưu.

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.

Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người
Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người

Tinh thần cổ vũ cuồng nhiệt tại các giải đấu thể thao, buổi hòa nhạc hay nhạc kịch sắp trở lại tại Nhật Bản khi chính phủ nước này chính thức hạ cấp phân loại dịch COVID-19 từ ngày 8/5 tới, qua đó người hâm mộ sẽ không còn phải kìm nén thể hiện cảm xúc của mình khi tham gia các sự kiện.

200 người tham gia hội thảo tư vấn, hỗ trợ người lao động
200 người tham gia hội thảo tư vấn, hỗ trợ người lao động

Ngày 1/2, UBND huyện A Lưới phối hợp Sở LĐTB&XH, Công ty Đầu tư hợp tác quốc tế– Daystar, tổ chức hội thảo tư vấn, hỗ trợ người lao động (NLĐ) đi làm việc tại Nhật Bản cho gần 200 đối tượng là sinh viên, học sinh, phụ huynh quan tâm đến con đường tìm kiếm việc làm với thu nhập cao ở Nhật Bản.