Thứ Hai, 18/02/2019 16:03

Nhật Bản là nhà cung cấp viện trợ lớn nhất nhóm G7 trong năm 2020

Theo một nghiên cứu độc lập, Nhật Bản là nước cung cấp viện trợ phát triển lớn nhất trong Nhóm bảy quốc gia công nghiệp phát triển (G7) trong năm 2020 để đối phó với cuộc khủng hoảng COVID-19, bất chấp những tác động mà nền kinh tế của nước này phải gánh chịu trong đại dịch.

Nhật Bản viện trợ 41 triệu USD cho các nước châu Á phân phối vaccine COVID-19Nhật Bản tài trợ 3 triệu USD phát triển nguồn nhân lực cho Lào

Một cuộc họp của Chủ tịch Hội đồng châu Âu và các nhà lãnh đạo G7 ngày 21/6/2021. Ảnh: Kyodo

Năm ngoái, Nhật Bản đã cam kết các gói viện trợ mới lên tới 5,1 tỷ USD, so với 4,4 tỷ USD cam kết tài trợ của Đức, 1,9 tỷ USD của Pháp và 1 tỷ USD của Canada, nghiên cứu của ông Kiyoshi Kodera, cựu Thứ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản và Ngân hàng Thế giới cho thấy, trích dẫn dữ liệu từ Viện Phát triển Hải ngoại, một tổ chức tư vấn của Anh. Với các thành viên G7 còn lại, Anh cam kết 990 triệu USD, Mỹ 103 triệu USD và Italy 50 triệu USD.

“So sánh dữ liệu giữa các thành viên G7, có thể thấy rằng Nhật Bản đã đóng vai trò quan trọng như một nhà tài trợ chính, ngay cả vào thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng COVID-19”, ông Kodera cho biết.

Phần lớn trong số 5,1 tỷ USD hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật Bản được nhắm mục tiêu vào các nước đang phát triển, chủ yếu ở châu Á, và các tổ chức đa phương, để hỗ trợ trong cuộc chiến chống lại COVID-19 và cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch gây ra, mặc dù GDP Nhật Bản đã giảm 4,8% trong năm 2020, mức giảm mạnh thứ 2 trong lịch sử.

Tuy nhiên, ông Kodera dự báo trong năm nay, Mỹ sẽ vượt Nhật Bản để trở thành nhà cung cấp viện trợ hàng đầu trong G7, một phần vì chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã hỗ trợ đến 2 tỷ USD cho chương trình chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX, là khoản đóng góp tài chính lớn nhất cho LHQ.

Trong khi ca ngợi những nỗ lực hỗ trợ của Nhật Bản trong việc cung cấp vaccine COVID-19 và thiết bị bảo quản dây chuyền lạnh, chẳng hạn như phương tiện vận chuyển vaccine lạnh đến các nước nghèo, cựu Thứ trưởng Bộ Tài chính Kodera cũng kêu gọi Tokyo đóng một vai trò lớn hơn trong việc tăng cường hệ thống y tế ở các nước đang phát triển trên thế giới.

 “Bên cạnh nguồn cung vaccine, những vấn đề thiết yếu đối với các nước đang phát triển là họ thiếu hụt nghiêm trọng các chuyên gia y tế để tiêm chủng và người dân hoài nghi về vaccine do trên thông tin sai lệch và những tin đồn vô căn cứ… Nhật Bản có thể đi đầu trong việc giúp các nước nghèo đào tạo các chuyên gia y tế và tăng cường tài trợ cho các chiến dịch tiêm chủng như những trụ cột cơ bản để củng cố hệ thống y tế ở các nước đang phát triển”, ông nhấn mạnh.

Ông Kodera cũng kêu gọi các nhà hoạch định chính sách y tế và tài chính ở các nước đang phát triển tăng cường phối hợp để các nước như Indonesia và Philippines - những quốc gia có tỷ lệ ngân sách nhà nước dành cho chi tiêu y tế tương đối nhỏ, có thể thiết lập hệ thống tài chính y tế bền vững.

Song song đó, ông Kodera hoan nghênh cam kết hợp tác của Nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20) với các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong việc phát triển các đề xuất tài trợ bền vững, nhằm nỗ lực tăng cường khả năng ứng phó và chuẩn bị cho các đại dịch trong tương lai.

Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso cũng ủng hộ việc bổ sung thêm vốn của Hiệp hội Phát triển Quốc tế, một thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, như một phần trong nỗ lực chống lại cuộc khủng hoảng COVID-19 được tốt hơn.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Kyodo News)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản

Ngày 16/2, Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp đón đoàn Giáo sư Hiroyuki Shichino đến từ Nhật Bản. Đây là chuyến viếng thăm ở cương vị Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện NCGM của Giáo sư Hiroyuki Shichino trước khi ông nghỉ hưu.

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.