Thứ Hai, 19/02/2018 09:24

Nhật Bản: Lo ngại tỷ lệ sinh giảm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19

Khi sự hỗn loạn liên quan đến đại dịch COVID-19 khiến tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật Bản tăng đột biến, tương lai ảm đạm của những người đang trong độ tuổi lao động ở nước này cùng lúc cũng làm gia tăng lo ngại rằng tỷ lệ sinh vốn đã thấp của Nhật Bản nhiều khả năng sẽ trượt sâu hơn nữa và làm khủng hoảng già hóa ngày càng nghiêm trọng hơn.

Áp dụng chính sách phù hợp để biến lão hóa thành “lợi tức bạc” của châu Á - Thái Bình DươngHàn Quốc công bố một loạt biện pháp đối phó với sự suy giảm dân sốNhiều cơ hội từ xu thế dân số già ở Đông Nam ÁHàn Quốc: Dân số lao động giảm lần đầu tiênDân số Philipines đạt mức 106 triệu người vào cuối năm 2018Dân số già hóa trở thành chủ đề đầu tư lớn

Nhật Bản vật lộn trong cuộc chiến nỗ lực thúc đẩy tỷ lệ sinh. Ảnh minh họa: AFP/ Nhân dân

Vấn đề bùng phát khi Nhật Bản được mệnh danh là một trong những nước có tuổi thọ cao nhất. Đồng thời, Nhật Bản cũng có tỷ lệ người cao tuổi lớn nhất thế giới.

Theo dữ liệu được chính phủ Nhật Bản công bố hồi đầu tháng 8 vừa qua, tính riêng năm 2019, nhóm người cao tuổi của Nhật Bản chiếm kỷ lục 28,41% tổng dân số cả nước. Cộng thêm tỷ lệ sinh giảm, lần đầu tiên xuống dưới mức 900.000 vào năm 2019, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới có lực lượng dân số đang trong độ tuổi lao động giảm dần vào thời điểm chi tiêu an sinh xã hội tăng vọt do chi trả lương hưu và chăm sóc y tế cho người già đang đè nặng lên ngân sách nước nhà.

“Một số cuộc khảo sát của khu vực tư nhân đã dự đoán rằng số lượng trẻ em mới sinh của Nhật Bản thậm chí có thể giảm xuống dưới 700.000 vào năm 2021 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Đây là một vấn đề khẩn cấp đáng lưu ý”, một quan chức Nhật Bản cho hay.

Được biết, chứng kiến tỷ lệ sinh giảm liên tục, ngay đầu những năm 1990, chính phủ nước này đã tích cực khuyến khích các gia đình sinh thêm con, cũng như áp dụng nhiều biện pháp để tăng tỷ lệ sinh như xây dựng thêm nhiều trường mẫu giáo, cung cấp nhiều quyền lợi cho trẻ em và giảm chi phí khám thai.

Tuy nhiên, những nỗ lực này vẫn không thể ngăn cản tỷ lệ sinh giảm. Điều này được nhìn thấy rõ nhất khi bất chấp tỷ lệ sinh đạt mức cao 4,54 vào năm 1947 và được xem là một cuộc bùng nổ trẻ sơ sinh sau chiến tranh, nhưng đến năm 2005, con số này đã giảm xuống còn 1,26.

Đến năm 2015, tỷ lệ phục hồi nhẹ và chạm mốc 1,45, song lại tiếp tục chứng kiến xu hướng giảm xuống còn 1,36 vào năm 2019.

Nhận định về vấn đề này, ông Matsuyama – Chủ tịch Ủy ban của đảng LDP cầm quyền phụ trách các vấn đề quốc hội tại Thượng viện Nhật Bản khẳng định: “Nhà nước phải cho nhân dân thấy rằng họ đang nghiêm túc giảm quyết vấn đề”. Ngoài ra, vị lãnh đạo cho rằng Nhật Bản cần những chính sách táo bạo để thúc đẩy các bậc cha mẹ trẻ tuổi sinh con và nuôi dạy con cái.

Một trong những đề xuất của ông Matsuyama đang kêu gọi là đưa ra khoản hỗ trợ tối thiểu 1 triệu Yen (9.400 USD) cho mỗi trẻ em sinh ra. Đây là một trong hàng loạt những ý kiến dự thảo được đưa ra trong chính sách chống lại tỷ lệ sinh giảm biên soạn hồi tháng 4.

Trong khi đó, Giáo sư của Đại học Keio (Tokyo) Makiko Nakamuro cho rằng chính phủ phải “đảo ngược cách suy nghĩ” và bắt đầu phân bố nhiều ngân sách hơn cho trẻ em và giáo dục nếu nhà nước Nhật Bản muốn ngăn chặn tỷ lệ sinh giảm, bởi theo dữ liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cung cấp, tỷ lệ chi tiêu của Nhật Bản dành do giáo dục công trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của cả nước đang ở top thấp nhất trong số các quốc gia phát triển.

Trong một thông tin có liên quan, trong cuối tháng 5, Nội các Nhật Bản đã thông qua các hướng dẫn chính sách nhằm tăng tỷ lệ sinh lên 1,8, cùng với đó là kêu gọi cung cấp nhiều quỹ hơn để hỗ trợ cho các phương pháp điều trị hiếm muộn do người dân kết hôn muộn. Ngoài ra, các hướng dẫn cũng khuyến nghị tăng phụ cấp cho thời gian thai sản... Mặc dù đã có nhiều kế hoạch được đưa ra, song các lãnh đạo vẫn lo ngại rằng ngân sách nhà nước sẽ không đủ để thực hiện, bởi đại dịch COVID-19 đã giáng một đòn quá mạnh vào kho bạc nhà nước.

Đan Lê (Lược dịch từ Japan Times)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản

Ngày 16/2, Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp đón đoàn Giáo sư Hiroyuki Shichino đến từ Nhật Bản. Đây là chuyến viếng thăm ở cương vị Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện NCGM của Giáo sư Hiroyuki Shichino trước khi ông nghỉ hưu.

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.

Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người
Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người

Tinh thần cổ vũ cuồng nhiệt tại các giải đấu thể thao, buổi hòa nhạc hay nhạc kịch sắp trở lại tại Nhật Bản khi chính phủ nước này chính thức hạ cấp phân loại dịch COVID-19 từ ngày 8/5 tới, qua đó người hâm mộ sẽ không còn phải kìm nén thể hiện cảm xúc của mình khi tham gia các sự kiện.

200 người tham gia hội thảo tư vấn, hỗ trợ người lao động
200 người tham gia hội thảo tư vấn, hỗ trợ người lao động

Ngày 1/2, UBND huyện A Lưới phối hợp Sở LĐTB&XH, Công ty Đầu tư hợp tác quốc tế– Daystar, tổ chức hội thảo tư vấn, hỗ trợ người lao động (NLĐ) đi làm việc tại Nhật Bản cho gần 200 đối tượng là sinh viên, học sinh, phụ huynh quan tâm đến con đường tìm kiếm việc làm với thu nhập cao ở Nhật Bản.