Thứ Hai, 22/05/2017 15:08

Nhật Bản phân bổ 2 tỷ USD hỗ trợ nghiên cứu về công nghệ 6G

Nhật Bản dự kiến dành 220 tỷ yên (2,03 tỷ USD) để khuyến khích khu vực tư nhân nghiên cứu và phát triển công nghệ truyền thông không dây thế hệ thứ năm.

Thương mại song phương Ấn Độ-ASEAN có thể tăng gấp đôi vào năm 2025Áp dụng chính sách phù hợp để biến lão hóa thành “lợi tức bạc” của châu Á - Thái Bình DươngThái Lan ra mắt "giải pháp một cửa" cho khách du lịch nước ngooàiASEAN kêu gọi các nước phát triển đảm bảo cam kết về hành động khí hậuĐại gia công nghệ đối mặt sức ép về tin giảHàn Quốc, ASEAN nhất trí hợp tác về 5G, AITác động từ Brexit, Đông Nam Á có thể sẽ chào đón thêm nhiều doanh nghiệpDoanh nghiệp Nhật Bản khẩn trương trong cuộc chiến hướng đến nhựa sinh học

Nhật Bản muốn đi tiên phong trong việc nghiên cứu và phát triển dịch vụ 6G với tốc độ truyền dữ liệu nhanh gấp 1.000 lần so với công nghệ hiện tại. Ảnh: Asian Nikkei Review

Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe có kế hoạch phát triển nguồn quỹ này như là một phần của gói kích cầu kinh tế. Đề xuất kích cầu sẽ được hoàn thành vào đầu tháng tới.

Một số công ty Nhật Bản đã bắt đầu phát triển cái gọi là công nghệ 6G, dự kiến sẽ tạo ra tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn 1.000 lần so với các công nghệ mạng hiện tại. Để hỗ trợ nghiên cứu, Tokyo sẽ thành lập một quỹ thuộc quản lý của Tổ chức Phát triển Công nghệ và Năng lượng Mới do nhà nước hậu thuẫn.

Quỹ này sẽ hợp tác với các ngành công nghiệp như sản xuất chip, viễn thông, ô tô và máy móc công nghiệp để triển khai các hoạt động R&D đối với các chất bán dẫn và công nghệ tiên tiến phục vụ các hệ thống liên kết. Nỗ lực nghiên cứu này sẽ kéo dài 3 đến 5 năm, bắt đầu vào tháng 4 của năm tài chính mới.

Đây là gói kích cầu kinh tế đầu tiên của Nhật Bản kể từ năm 2016. Chính phủ ông Abe, với những quan tâm về phòng ngừa rủi ro cho nền kinh tế, hiện đang tập trung hỗ trợ Thế vận hội Tokyo 2020 sắp tới, các khoản đầu tư vào các lĩnh vực tăng trưởng và ứng phó với thiên tai.

Tokyo cũng sẽ khuyến khích các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường ra nước ngoài. Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản sẽ tạo ra một khung pháp lý dành riêng cho việc sáp nhập và mua lại các công ty ở nước ngoài, cũng như đầu tư cơ sở hạ tầng. Đến tháng 6/2021, khoảng 4.000 tỷ yên của các quỹ công và tư nhân sẽ được chuẩn bị sẵn sàng để hỗ trợ các công ty phát triển thị trường ở nước ngoài.

Anh Tuấn (Lược dịch từ Asian Nikkei Review)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển
Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến bất thường của thời tiết, sóng lớn cộng triều cường đã làm đường bờ biển trên địa bàn tỉnh sạt lở nhiều nơi, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ nhiều năm nay, bằng các nguồn vốn khác nhau, chỉ mới đầu tư xây dựng kè khoảng 50% trên chiều dài bờ biển bị sạt lở.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.