Chủ Nhật, 21/10/2018 15:47

Nhật Bản xem xét tái ban bố tình trạng khẩn cấp đối với Tokyo, Osaka

Đài truyền hình NHK của Nhật Bản ngày hôm nay (21/4) đưa tin, Chính phủ Nhật Bản đang xem xét tái ban bố tình trạng khẩn cấp đối với thủ đô Tokyo và tỉnh Osaka; trong bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 mới tăng đột biến, một động thái sẽ cho phép các khu vực này áp dụng các biện pháp hạn chế để ngăn chặn tình trạng lây nhiễm.

Nhật Bản nỗ lực để tổ chức thế vận hội, các nước khác chống dịch trong cùng tâm thếNhật Bản xem xét ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 cho vận động viên tham gia Thế vận hội Olympic

Nhiều cửa hàng kinh doanh tại tỉnh Osaka, Nhật Bản phải đóng cửa trong bối cảnh đại dịch COVID-19 liên tục diễn biến phức tạp. Ảnh minh họa: Kyodo/TTXVN

Với hàng nghìn ca nhiễm mới do các biến thể của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây nhiễm cao gây ra, Chính phủ Nhật Bản dự kiến ​​sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp trong tuần này đối với thủ đô Tokyo và tỉnh Osaka, cũng như tỉnh Hyogo lân cận.

Cho đến nay, Nhật Bản đã ghi nhận tổng số ca nhiễm COVID-19 ở mức khoảng 540.000 ca, và số ca tử vong là 9.707 ca. Tuy nhiên, sự gia tăng mới nhất của các ca bệnh đã làm dấy lên báo động, chỉ 3 tháng trước khi Thế vận hội Tokyo bắt đầu diễn ra theo kế hoạch.

Theo Tờ Mainichi, Thống đốc Tokyo Yuriko Koike đang chuẩn bị kiến nghị Chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp từ ngày 29/4 - 9/5, bao gồm trong thời gian kỳ nghỉ “Tuần lễ vàng” thường niên của Nhật Bản.

Trong khi đó vào ngày 20/4, Osaka, tâm chấn của làn sóng dịch COVID-19 thứ 4, cũng đã kiến nghị Chính phủ tái ban bố tình trạng khẩn cấp, hướng tới hủy bỏ hoặc hoãn tất cả những sự kiện lớn nhằm hạn chế sự đi lại của người dân. Được biết, các biện pháp bán khẩn cấp vốn đã được áp dụng tại 10 trong số 47 tỉnh của Nhật Bản, bao gồm cả khu vực Tokyo và Osaka.

Động thái mới này sẽ đánh dấu lần thứ 3 tình trạng khẩn cấp hoàn toàn được ban bố ở Nhật Bản kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu. Trong một báo cáo, Viện nghiên cứu Nomura cho rằng, tổng thiệt hại kinh tế do tình trạng khẩn cấp được tái ban bố ở 3 khu vực nói trên sẽ ở mức 1,156 nghìn tỷ yen (tương đương 10,71 tỷ USD).

Cũng trong ngày 21/4, phát ngôn viên hàng đầu của Chính phủ Nhật Bản, ông Katsunobu Kato đã tái khẳng định lập trường của Chính phủ Nhật Bản rằng, Chính phủ sẽ xem xét bất kỳ kiến nghị nào về việc ban bố tình trạng khẩn cấp một cách "nhanh chóng".

Trong một động thái liên quan, Tạp chí Nikkei Asia đưa tin, hãng dược phẩm Pfizer Inc trong tháng này sẽ ký hợp đồng để cung cấp thêm 50 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho Nhật Bản vào tháng 9. Cùng với những hợp đồng hiện có với Pfizer và Moderna Inc, vaccine ngừa COVID-19 sẽ đủ cho tất cả dân số trưởng thành của Nhật Bản.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản

Ngày 16/2, Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp đón đoàn Giáo sư Hiroyuki Shichino đến từ Nhật Bản. Đây là chuyến viếng thăm ở cương vị Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện NCGM của Giáo sư Hiroyuki Shichino trước khi ông nghỉ hưu.