Thứ Sáu, 17/05/2019 08:33

Nhật - Trung - Hàn nhất trí thúc đẩy hợp tác 3 bên về kinh tế

Các quan chức thương mại đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản ngày 16/11 đã thảo luận về các cách thức để tăng cường hợp tác kinh tế 3 bên trong bối cảnh đại dịch COVID-19; đồng thời thúc đẩy thương mại và đầu tư trong các lĩnh vực rộng lớn hơn như môi trường và năng lượng, theo nguồn tin từ Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc.

Các nước ASEAN+3 phải tiếp tục hợp tác, chuẩn bị cho tiến trình phục hồi sau dịch COVID-19Australia và New Zealand cùng phê chuẩn Hiệp định RCEP

Quốc kỳ Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc. Ảnh minh họa: Asia.nikkei.com/TTXVN

Tại hội nghị kéo dài trong một ngày được tổ chức theo hình thức trực tuyến, các đại biểu tham dự đã thảo luận về những cách thức để xây dựng một mô hình hợp tác 3 bên mới, trong đó tập trung vào các vấn đề về môi trường và năng lượng, cũng như cách thức để nuôi dưỡng doanh nghiệp trong bối cảnh các dịch bệnh truyền nhiễm, và cách để làm sâu sắc hơn các trao đổi cấp khu vực.

Được biết, hội nghị về công nghệ và kinh tế xuyên biển Hoàng Hải thường niên năm nay đã tập trung khoảng 300 quan chức đến từ các chính quyền trung ương và địa phương, và các công ty tư nhân của cả 3 quốc gia.

Ông Seo Ga-ram, người đứng đầu Uỷ ban hợp tác thương mại thuộc Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc cho biết: “Nhu cầu đang gia tăng đối với hợp tác ba bên, phù hợp với một mô hình kinh tế toàn cầu đang thay đổi, do quá trình chuyển đổi sang kỹ thuật số, biến đổi khí hậu và các vấn đề chuỗi cung ứng gây ra”.

Bên cạnh đó, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản cũng đang thúc đẩy một hiệp định thương mại tự do toàn diện, cấp cao giữa các quốc gia này, nhằm thúc đẩy mối quan hệ kinh tế sâu sắc hơn. Các cuộc đàm phán chính thức đầu tiên cho hiệp định thương mại tự do 3 bên đã được bắt đầu vào năm 2013.

Ngoài ra, ông Seo Ga-ram cũng kêu gọi mở rộng hơn nữa quan hệ 3 bên dựa trên Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), một hiệp định thương mại đa phương sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 1 năm sau.

Hồi năm ngoái, hiệp định thương mại này đã được ký kết bởi 15 quốc gia. Đó là 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và 5 nước đối tác của ASEAN là: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, và New Zealand. Đáng chú ý, đây là hiệp định thương mại đầu tiên có sự tham gia của Seoul, Bắc Kinh, và Tokyo.

10 quốc gia thành viên ASEAN bao gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam.

Lê Thảo (Lược dịch từ Yonhap)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.