Chủ Nhật, 11/03/2018 14:51

“Nhiệm vụ thế kỷ” - vận chuyển vắc-xin COVID-19 cần huy động tới 8.000 máy bay

Trong khi các công ty dược phẩm toàn cầu đang chạy đua để hoàn thành các thử nghiệm vắc-xin COVID-19, công tác hậu cần cho hoạt động vận chuyển vắc-xin đến mọi nơi trên thế giới đang được chú trọng, và đó sẽ là một sứ mệnh vô cùng đặc biệt.

700 triệu USD huy động trong sáng kiến ​​vắc-xin COVID-19 cho các nước nghèoChính phủ Hàn Quốc chi thêm 7,8 ngàn tỉ won kích thích kinh tếTây Ban Nha: Thiếu sót trong ứng dụng theo dõi COVID khiến người khiếm thị dễ bị lây nhiễmAMM 53 chính thức khai mạc theo hình thức trực tuyếnCập nhật dịch Covid-19: Hơn 27,6 triệu ca mắc, 900.385 ca tử vong toàn cầu

Ngành vận tải hàng không sẽ phải lập kế hoạch kỹ càng để thực hiện “sứ mệnh thế kỷ” của mình - vận chuyển vắc-xin cho người dân toàn cầu. Ảnh: TTXVN

Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), việc vận chuyển một liều vắc-xin cho 7,8 tỷ người sẽ yêu cầu sử dụng đến 8.000 máy bay chở hàng Boeing 747, và việc lập kế hoạch cần phải bắt đầu ngay từ bây giờ.

“Nhiệm vụ giao vắc-xin COVID-19 một cách an toàn sẽ là sứ mệnh thế kỷ đối với ngành vận tải hàng không toàn cầu”, ông Alexandre de Juniac, Tổng Giám đốc và Giám đốc điều hành của IATA, cho biết trong một tuyên bố.

“Chúng tôi kêu gọi các chính phủ chủ động trong việc tạo điều kiện kết nối các hoạt động hậu cần để các cảng hàng không, hệ thống an ninh và các quy trình biên giới sẵn sàng cho nhiệm vụ khổng lồ và phức tạp phía trước."

IATA lưu ý, ngành công nghiệp vận chuyển hàng không từ lâu đã đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp một hệ thống vận tải đảm bảo các quy định nghiêm khắc về thời gian và nhiệt độ - điều này sẽ rất quan trọng đối với việc vận chuyển nhanh chóng và hiệu quả vắc-xin COVID-19.

Hàng chục nhóm nghiên cứu trên khắp thế giới đang tập trung để phát triển một loại vắc-xin phòng bệnh SARS-CoV-2, loại vi-rút gây ra dịch bệnh COVID-19, sử dụng kết hợp các kỹ thuật sẵn có và công nghệ mới.

Hiện có 29 loại vắc-xin đang cùng lúc được thử nghiệm trên người. Sau khi vắc-xin được chấp thuận sử dụng, việc cấp phép và sản xuất ở quy mô lớn sẽ diễn ra. Nhưng nếu không có kế hoạch chủ động, những liều vắc-xin này sẽ không thể được vận chuyển bằng đường hàng không.

IATA cũng nêu ra một số lo lắng của họ để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ của mình như: mức độ sẵn sàng của cơ sở vật chất và trang thiết bị kiểm soát nhiệt độ, đội ngũ nhân viên được đào tạo tốt, năng lực giám sát hiệu quả hay những vấn đề về đóng cửa biên giới của các nước và vấn đề an ninh (vấn nạn trộm cắp hay làm giả vắc-xin).

Mặc dù hiện nay đã có nhiều hãng vận tải hàng không nhưng IATA cảnh báo rằng năng lực vận chuyển hàng hóa của ngành này đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch. Các hãng hàng không đang thu hẹp mạng lưới và ngưng hoạt động một số máy bay của mình do nhu cầu sụt giảm.

IATA thừa nhận rằng vận chuyển bằng đường bộ cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc phân phối vắc-xin, “nhưng vắc-xin không thể được phân phối trên quy mô toàn cầu nếu không sử dụng đường hàng không là phương thức vận chuyển chính."

Anh Tuấn (Lược dịch từ CNN)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.