Chủ Nhật, 28/07/2019 18:57

Nhiều quốc gia dần nới lỏng hạn chế chống dịch

Khi tình hình dịch bệnh đang dần được kiểm soát, nhiều quốc gia trên thế giới bắt đầu nới lỏng các biện pháp để bắt đầu bình thường hóa hậu đại dịch COVID-19.

UNWTO: Thế giới đang dần mở cửa du lịch trở lạiNhiều nước châu Âu thông báo diễn biến khả quan về dịch COVID-19Đức nới lỏng một số hạn chế về cúm gia cầmWHO khuyến nghị các nước thành viên dỡ bỏ hoặc nới lỏng hạn chế đi lạiDưới áp lực tái mở cửa, nhiều hạn chế du lịch nghiêm ngặt nhất thế giới dần được nới lỏng

Nhiều quốc gia nới lỏng hạn chế để bắt đầu bình thường hóa hậu đại dịch COVID-19. Ảnh minh họa: AP/Báo Người Lao động

Philippines

Ngày 28/1, sau gần 2 năm đóng cửa biên giới để đối phó với đại dịch COVID-19, các quan chức của Philippines cho biết nước này sẽ mở cửa trở lại chào đón khách du lịch đã tiêm phòng đầy đủ từ hầu hết các quốc gia và dỡ bỏ các yêu cầu kiểm dịch.

Động thái được triển khai trong bối cảnh các công ty khai thác du lịch trên toàn quốc, nơi nổi tiếng với các bãi biển và địa điểm lặn biển đã chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do số lượng khách quốc tế sụt giảm, cũng như những hạn chế với du khách nội địa khiến các chuyến đi trở nên thưa thớt.

Tình hình của các doanh nghiệp du lịch tại Philippines thậm chí ngày càng trở nên khó khăn hơn, khi một trận siêu bão đổ bộ vào nước này hồi tháng 12/2021, quét sạch các khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, quán bar ở các địa điểm du lịch nổi tiếng.

“Ngành du lịch hiện đã có thể phục hồi và đóng góp lớn vào việc làm, sinh kế, tăng trưởng kinh tế của đất nước”, Phát ngôn viên của Tổng thống Philippines, ông Karlo Nograles cho biết.

Theo đó, Philippines cho phép nối lại du lịch miễn thị thực đối với các chuyến đi ngắn ngày của công dân từ 157 quốc gia vốn đã được phép nhập cảnh miễn thị thực từ trước khi đại dịch bùng phát. Những du khách đã được tiêm phòng đầy đủ, là công dân của các quốc gia có trong danh sách, trước khi nhập cảnh vào Philippines sẽ phải xuất trình giấy chứng nhận âm tính với COVID-19 trước khi khởi hành và sẽ không phải kiểm dịch sau khi đến.

Trừ Trung Quốc, danh sách này bao gồm top 10 những nguồn du lịch hàng đầu của Manila, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Canada và Anh…

Phát ngôn viên Karlo Nograles cho biết, những khách nước ngoài nào chưa tiêm phòng sẽ bị cấm nhập cảnh từ ngày 16/2.

Trong một thông tin có liên quan, dữ liệu chính thức cho thấy,  du lịch là động lực chính của nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á này, khi chiếm 13% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2019 với hơn 8 triệu du khách quốc tế đã đến tham quan và nghỉ dưỡng.

Đến năm 2020, tỷ lệ này giảm xuống còn 5,4% khi lượng khách giảm mạnh 82% xuống còn 1,48 triệu người.

Trong những tuần gần đây, khi biến thể Omicron khiến số ca nhiễm mới gia tăng kỷ lục, chính quyền Philippines đã buộc phải thắt chặt các hạn chế trên toàn khu vực thủ đô. Đến nay, khoảng ½ trong tổng dân số 110 triệu người dân nước này đã tiêm chủng đầy đủ. Kể từ khi đại dịch bùng phát, Philippines ghi nhận hơn 3,4 triệu ca nhiễm, trong đó có hơn 53.000 người đã tử vong.

Ấn Độ

Cũng tương tự như Philippines, Thủ đô New Delhi của Ấn Độ cũng vừa tuyên bố gỡ bỏ lệnh giới nghiêm cuối tuần và cho phép các nhà hàng, khu chợ mở cửa trở lại vào ngày 28/1, sau khi số ca nhiễm COVID-19 giảm mạnh.

Tuy nhiên, theo quy định mới, thành phố vẫn sẽ chịu lệnh giới nghiêm vào ban đêm và các trường học tiếp tục bị đóng cửa. Trong khi đó, nhà hàng, quán bar, rạp chiếu phim sẽ được phép hoạt động với 50% công suất và số lượng khách mời tham gia các buổi tiệc cưới sẽ bị giới hạn tối đa là 200.

Từ tuần trước, các nhà chức trách Ấn Độ đã nới lỏng một số quy định, cho phép một phần nhân viên các công ty tư nhân đến văn phòng làm việc. Song vẫn khuyến cáo mọi người tốt hơn là nên làm việc từ xa tại nhà.

Được biết, thủ đô New Delhi là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt dịch thứ ba gây nên bởi biến thể Omicron. Lệnh giới nghiêm được chính quyền thành phố áp đặt vào ngày 4/1, cùng với đó là lệnh đóng cửa các nhà hàng và trường học.

Phần Lan

Tại Phần Lan, từ ngày 1/2, Phần Lan sẽ bắt đầu nới lỏng dần các hạn chế phòng dịch, sớm hơn so với yêu cầu triển khai vào giữa tháng 2, khi gánh nặng của các bệnh viện đã và đang bắt đầu giảm bớt.

Cụ thể, vào ngày 18/1, Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin thông tin, Phần Lan sẽ mở rộng quy mô của các hạn chế từ giữa tháng 2. Nhưng những dấu hiệu tình hình dịch ổn định và tỷ lệ lây nhiễm do Omicron gây ra đã chậm lại đã cho phép chính phủ nước này thay đổi kế hoạch.

Nới lỏng một cách thận trọng, các hạn chế về giới giấc hoạt động cho các nhà hàng sẽ kéo dài đến 9h tối, muộn hơn 3 tiếng so với quy định 6h đóng cửa như hiện nay.

Quy định mới cũng khuyến nghị chính quyền địa phương cho phép mở cửa trở lại các địa điểm văn hóa và thể thao như phòng tập thể dục, bể bơi và nhà hát từ đầu tháng 2.

Anh

Các quốc gia khác như Anh cũng dần đưa vào áp dụng các hạn chế dễ thở hơn. Đơn cử như mang khẩu trang bắt buộc đã được dỡ bỏ. Cùng với đó, yêu cầu xuất trình thẻ vaccine COVID-19 để vào các hộp đêm cũng như nhiều địa điểm công cộng khác đã không còn hiệu lực.

Tuy chính phủ đã loại bỏ các biện pháp yêu cầu pháp lý, song một số cửa hàng và ban điều hành giao thông công cộng ở Anh cho biết họ sẽ tiếp tục yêu cầu mọi người đeo khẩu trang. Thị trưởng London Sadiq Khan thông tin, đeo khẩu trang vẫn là việc phải làm trên các chuyến xe buýt và tàu điện ngầm ở thủ đô.

Yêu cầu đối với những bệnh nhân nhiễm COVID-19 phải tự cách ly trong 5 ngày vẫn còn hiệu lực. Tuy nhiên Thủ tướng Anh Boris Johnson cho rằng biện pháp này sẽ sớm kết thúc, thay vào đó là lời khuyên và hướng dẫn để những người bị nhiễm bệnh thận trọng hơn.

Các quan chức y tế Anh đang lên kế hoạch cho một chiến lược dài hơn hậu đại dịch để điều trị COVID-19 giống như bệnh cúm.

Hy Lạp

Mới đây, Hy Lạp cũng cho phép các nhà hàng, quán bar bật nhạc và kéo dài thời gian hoạt động. Bên cạnh đó, các hạn chế về sức chứa vẫn sẽ được duy trì áp dụng cho các sự kiện thể thao, cùng lúc khẩu trang là bắt buộc đối với những ai vào siêu thị và tham gia giao thông...

Đan Lê (Tổng hợp và lược dịch từ Worldmeters & CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Philippines phê chuẩn hiệp định RCEP
Philippines phê chuẩn hiệp định RCEP

Tối 21/2, Philippines vừa chính thức phê chuẩn Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), với hy vọng hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới này có thể giúp Philippines thu hút việc làm tốt hơn, cùng với đó là cung cấp hàng hóa rẻ hơn trong bối cảnh lạm phát cao kỷ lục.

Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử
Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ nhóm họp tại Ấn Độ vào tuần tới để thảo luận về vấn đề nợ đang gia tăng giữa các nước đang phát triển, quy định về tiền điện tử và nỗi lo suy thoái toàn cầu.