Thứ Năm, 26/07/2018 08:42

Nhiều quốc gia trên thế giới thắt chặt biện pháp ngăn chặn COVID-19

Pháp vừa yêu cầu hành khách đến từ các quốc gia láng giềng thuộc Liên minh châu Âu (EU) xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19, Israel tuyên bố sẽ “đóng cửa” bầu trời đối với hầu hết các chuyến bay, trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới tăng cường các biện pháp kiểm soát nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch.

COVID-19: Nhật Bản cấm nhập cảnh từ tất cả các quốc gia để ngăn chặn biến thể mớiNhiều quốc gia ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 tăng đột biến

Cảnh sát Israel kiểm tra các phương tiện lưu thông trong bối cảnh các biện pháp hạn chế được thắt chặt nhằm ngăn chặn đại dịch COVID-19. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Cụ thể, Pháp đã áp dụng yêu cầu chứng nhận xét nghiệm PCR âm tính đối với những hành khách từ các quốc gia láng giềng EU nhập cảnh bằng đường biển và đường hàng không, một biện pháp trước đó đã được áp dụng đối với những hành khách không thuộc EU kể từ giữa tháng 1. Tuy nhiên, biện pháp này không áp dụng cho những hành khách di chuyển bằng đường bộ, bao gồm hàng nghìn người lao động xuyên biên giới.

Trong khi đó, Thụy Điển tuyên bố sẽ cấm nhập cảnh từ quốc gia láng giềng Na Uy trong 3 tuần, sau khi các trường hợp nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2, có khả năng lây lan mạnh hơn xuất hiện ở Vương quốc Anh, đã được phát hiện ở thủ đô Oslo của Na Uy.

Tại Ai Cập, một bác sĩ và một y tá là những người đầu tiên nhận được mũi tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 vào ngày 24/1. “Tất cả các nhân viên y tế sẽ được tiêm vắc-xin miễn phí, đó là quyền của họ”, Bộ trưởng Y tế Ai Cập Hala Zayed khẳng định; đồng thời cho biết thêm rằng, hơn 300 bác sĩ đã tử vong vì đại dịch COVID-19 ở Ai Cập.

Ngoài ra, Cairo cũng đã ký kết thoả thuận để nhận những lô hàng vắc-xin từ các công ty Anh, Trung Quốc, và Nga, với tổng số khoảng 100 triệu liều, đủ cho khoảng 1/2 dân số Ai Cập.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết, quốc gia này sẽ “đóng cửa bầu trời, ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ hiếm hoi”, đối với các chuyến bay đến và đi trong vòng 1 tuần.

Đáng chú ý, hơn 2,5 triệu trong tổng dân số 9 triệu người ở Israel đã được tiêm ngừa COVID-19 chỉ trong vòng 1 tháng.

Tại Mỹ, Đại học Johns Hopkins cho hay, quốc gia này đã vượt ngưỡng 25 triệu ca nhiễm COVID-19, tiếp tục là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, vài ngày sau khi ghi nhận 400.000 ca tử vong. Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo, tổng số người tử vong có thể tăng lên 600.000 người, nhưng hy vọng sẽ phân phối 100 triệu liều vắc-xin trong vòng 100 ngày đầu tiên cầm quyền.

Ông Vivek Murthy, người đã được Tổng thống Joe Biden lựa chọn làm Tổng Y sĩ Mỹ sắp tới, nói với Truyền hình ABC News rằng, 100 triệu liều trong 100 ngày là “mức thấp nhất, không phải mức cao nhất”; đồng thời cảnh báo về các biến thể mới của virus “rất đáng quan ngại”.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng sẽ áp đặt lệnh cấm nhập cảnh đối với hầu hết các hành khách không phải là công dân Mỹ, những người gần đây đã ở Nam Phi, nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể mới. Lệnh cấm này sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 30/1.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ The ASEAN POST & Reuters)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.