Thứ Bảy, 25/05/2019 10:12

Nhiều tập đoàn Nhật nhìn thấy cơ hội ở Việt Nam

Trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản, ngày 24-11 Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ nhiều tập đoàn kinh tế lớn và nhiều trường đại học (ĐH) hàng đầu của Nhật muốn đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp cựu Thủ tướng Nhật Bản Suga YoshihideTrí thức Việt Nam ở Nhật Bản thảo luận về việc phát triển đất nước hậu COVID-19

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio chủ trì lễ đón Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP

Gặp gỡ Thủ tướng, các tập đoàn và trường học Nhật Bản mong muốn đầu tư, hợp tác trong các lĩnh vực như giao thông, bất động sản, năng lượng, y tế, giáo dục... Cùng ngày, Thủ tướng cũng làm việc với các quan chức cấp cao như lãnh đạo Đảng Cộng sản, Đảng Công minh trong liên minh cầm quyền, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản.

Đầu tư vắc xin

Tiếp tổng giám đốc Tập đoàn dược phẩm Shionogi - đơn vị chuyên sản xuất các loại thuốc chữa bệnh truyền nhiễm hàng đầu Nhật Bản, Thủ tướng cho biết một trong những ưu tiên của Việt Nam trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản lần này là thúc đẩy hợp tác về y tế, sản xuất thuốc chữa bệnh, vắc xin phòng COVID-19 và các vắc xin phòng dịch bệnh khác.

Tổng giám đốc Shionogi cho biết tập đoàn này sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thử nghiệm sản xuất vắc xin và thuốc điều trị COVID-19. Họ cũng mong muốn đầu tư một cơ sở nghiên cứu, sản xuất vắc xin, thuốc trị bệnh tại Việt Nam và đó sẽ là cơ sở đầu tiên tại Đông Nam Á.

Thủ tướng đề nghị tập đoàn làm việc với Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan của Việt Nam để nghiên cứu, triển khai trên tinh thần tuân thủ luật pháp hai bên và cùng có lợi. Ông hy vọng Shionogi sẽ thành công tại Việt Nam, góp phần phòng chống đại dịch COVID-19.

Gặp Thủ tướng, Tập đoàn Hitachi bày tỏ mong muốn mở rộng đầu tư, đóng góp vào quá trình phát triển của Việt Nam như các dự án về môi trường, y tế, giảm thiệt hại thiên tai, đặc biệt mong muốn tham gia đầu tư trong lĩnh vực đường sắt. Trong khi đó, Tập đoàn Sumitomo - đối tác của Tập đoàn BRG Việt Nam - chủ trương đầu tư phát triển các khu đô thị Việt Nam.

Gặp gỡ các doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản trong lĩnh vực chuyển đổi số, Thủ tướng nhấn mạnh chuyển đổi số là xu thế tất yếu. Chính phủ Việt Nam sẽ định hướng, dẫn dắt quá trình này để huy động hợp tác công - tư; lấy người dân là trung tâm, chủ thể, mục tiêu và động lực phát triển.

Về đầu tư nguồn nhân lực, Thủ tướng đã gặp lãnh đạo các trường hàng đầu của Nhật Bản như ĐH Waseda, Hiroshima, Ryukiu Okinawa, Jutendo, Hokkaido... Ông khẳng định việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nhân lực chất lượng cao nhằm phát triển bền vững là chủ trương quan trọng, nhất quán của Việt Nam.

Thủ tướng đề xuất các trường ĐH Nhật Bản nên hợp tác với ĐH ở Việt Nam, nhất là trong đào tạo nhân lực, tuyển sinh. "Vạn sự khởi đầu nan, nhưng đây là thời điểm rất tốt, quan hệ hai nước vô cùng thuận lợi để nâng cao hợp tác chất lượng hơn nữa", ông nói.

ODA thế hệ mới

Đối thoại với các nhà đầu tư lớn của Nhật, Thủ tướng khẳng định kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ gần 50 năm qua, mối quan hệ "chưa bao giờ tốt như bây giờ, nhưng trong tương lai còn tốt hơn".

Nhật Bản nằm trong số các nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, với khoảng 4.800 dự án, tổng số tiền trên 65 tỉ USD. Nhật Bản cũng là nước có số du khách đến Việt Nam nhiều thứ 3, với khoảng 1 triệu người. Trong khi đó thương mại hai chiều đã đạt trên dưới 40 tỉ USD và sẽ còn tăng.

Nhật Bản hiện là nước tài trợ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất cho Việt Nam, với gần 27 tỉ USD. Theo báo Chính Phủ, Thủ tướng đề nghị Nhật Bản cung cấp cho Việt Nam các khoản ODA thế hệ mới với cách làm và biện pháp mới, đồng thời ưu đãi tối đa, đủ lớn và linh hoạt để sử dụng trong nhiều lĩnh vực với thủ tục đơn giản nhất.

Thủ tướng cho biết các lĩnh vực cần tập trung gồm nâng cao năng lực y tế, giảm phát thải, ứng phó biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung và miền núi phía Bắc, chuyển đổi số, phát triển bền vững, công tác an sinh xã hội trong đại dịch COVID-19 và phát triển hạ tầng chiến lược. Ông khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay ODA.

Gặp ông Shii Kazuo - chủ tịch Đoàn chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị thúc đẩy tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác, giao lưu hữu nghị giữa hai nước, hai đảng, đồng thời tăng cường trao đổi đoàn và các cơ chế đối thoại giữa hai bên, trước hết là thu xếp sớm để có cuộc trao đổi lý luận giữa hai đảng.

Tiếp Thủ tướng Phạm Minh Chính, ông Yamaguchi Natsuo - chủ tịch Đảng Công minh - khẳng định đảng này đã và sẽ tiếp tục ủng hộ, hợp tác nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ Nhật Bản - Việt Nam; tăng cường hợp tác trong các diễn đàn khu vực và quốc tế; luôn ủng hộ, hỗ trợ người Việt Nam sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản.

Nhật hỗ trợ thêm 1,5 triệu liều vắc xin cho Việt Nam

Chiều 24-11, lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam được tổ chức trọng thể tại trụ sở Văn phòng Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio. Sau lễ đón, hai Thủ tướng hội đàm và tiếp đó cùng chứng kiến lễ trao đổi các văn kiện hợp tác giữa hai nước.

Trong hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn tình cảm đặc biệt và những đóng góp quan trọng của Thủ tướng Kishida Fumio cho sự phát triển của quan hệ hai nước trên nhiều cương vị khác nhau. Còn Thủ tướng Kishida Fumio đánh giá cao Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức Nhật Bản trên cương vị là "khách quý" đầu tiên của chính quyền mới Nhật Bản.

Thủ tướng Kishida Fumio khẳng định sẽ hỗ trợ toàn diện Việt Nam trong phòng chống dịch Covid-19. Ông thông báo Chính phủ Nhật Bản sẽ hỗ trợ bổ sung 1,5 triệu liều vắc xin cho Việt Nam. Đồng thời hai Thủ tướng nhất trí tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong nghiên cứu, sản xuất vắc xin và thuốc điều trị Covid-19.

Đặc biệt, hai Thủ tướng nhất trí thúc đẩy các chương trình hợp tác sử dụng vốn viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch COVID-19, nhằm đáp ứng nhu cầu mới phát sinh, tương xứng với tiềm năng to lớn của quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng.

Về vấn đề Biển Đông, hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải, hàng không, giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình.

Theo Tuoitre

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển
Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến bất thường của thời tiết, sóng lớn cộng triều cường đã làm đường bờ biển trên địa bàn tỉnh sạt lở nhiều nơi, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ nhiều năm nay, bằng các nguồn vốn khác nhau, chỉ mới đầu tư xây dựng kè khoảng 50% trên chiều dài bờ biển bị sạt lở.

Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy
Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy

Ngày 202/, Ủy ban ASEAN tại Rome (ACR), dưới sự chủ trì của Chủ tịch ACR, Đại sứ Việt Nam tại Italy Dương Hải Hưng đã tổ chức một số cuộc họp với các đối tác quan trọng tại Italy để thảo luận một số đề xuất và dự kiến hợp tác trong thời gian tới.