Thứ Hai, 19/02/2018 15:00

Nhựa ở Đại Tây Dương nhiều hơn so với tưởng tượng

Kết quả của một nghiên cứu mới đăng tải trên tạp chí Nature Communications chỉ ra rằng ngày nay có thể có nhiều nhựa đang trôi nổi dưới bề mặt của Đại Tây Dương hơn so với tổng khối lượng nhựa đã được ước tính trước đây.

Thời COVID-19: Những điều cần biết về khẩu trang & cuộc chiến chống rác thải nhựaHơn 1,3 tỷ tấn chất thải nhựa sẽ đổ ra đại dương và đất liền vào năm 2040Trung Quốc công bố kế hoạch cắt giảm sử dụng nhựa đến năm 2025Nikkei: Người tiêu dùng châu Á cần đi đầu trong việc từ bỏ bao bì nilon

Hàng triệu tấn nhựa đổ ra biển mỗi ngày. Ảnh minh họa: VTV News

Những kết luận này được đưa ra sau khi phân tích các mẫu nhựa của 3 loại nhựa phổ biến nhất và mô phỏng trên máy tính, làm nổi bật quy mô ô nhiễm nhựa hiện có vốn đang làm tắc nghẽn đại dương lớn thứ hai thế giới.

Được biết, các đại dương trên Trái đất ước tính chứa khoảng 150 triệu tấn nhựa và thường ở dạng hạt vi nhựa. Những mảnh nhựa nhỏ này đã được phát hiện ở mọi đại dương trên hành tinh và thậm chí còn được phát hiện ở các đáy biển sâu nhất thế giới.

Mặc dù có mặt ở khắp nơi, nhưng rất khó để xác định chính xác số lượng nhựa ô nhiễm trên biển hiện có.

Do đó, để khắc phục điều này, các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Hải Dương học Quốc gia của Anh đã phân tích các mẫu nhựa thu được từ 12 địa điểm, trải dài trên 10.000km ở Đại Tây Dương. Sau đó tiến hành đánh giá quy mô của 3 loại nhựa phổ biến nhất là Polyethylene, Polypropylene và Polystyrene ở độ sâu từ 10m – 100m dưới bề mặt nước biển.

Dựa trên các loại nhựa được tạo ra tính từ năm 1950, các nhà nghiên cứu ước tính Đại Tây Dương hiện chứa khoảng 17 triệu – 47 triệu tấn nhựa.

Con số đưa ra này cao hơn cả lượng nhựa ước tính đã đổ ra Đại Tây Dương từ giữa thế kỷ trước.

Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng cho thấy khoảng 200m ở tầng nước phía trên của Đại Tây Dương – nơi sinh sống của phần lớn các loài sinh vật biển chứa đến 20 triệu tấn vi nhựa.

Nhiều người cho rằng mỗi ngày có khoảng 8 triệu tấn nhựa đổ ra đại dương. Tuy nhựa có thể tái chế được nhưng các chiến lược quản lý chất thải đã không ngăn được dòng chảy của các phế phẩm này đổ thẳng ra biển.

Các nhà nghiên cứu cũng có biết thêm, đây là không chỉ là hậu quả của vấn đề xả thải, mà nhựa đổ ra biển còn đến từ các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của các gia đình như giặt áo quần có chất liệu tổng hợp, hoặc sự ăn mòn của lốp xe ôtô...

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát hiện thêm một loại ô nhiễm nhựa mới
Phát hiện thêm một loại ô nhiễm nhựa mới

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học La Laguna (Tây Ban Nha) đã phát hiện một loại ô nhiễm nhựa mới, là sự kết hợp giữa những mảnh nhựa đầy màu sắc và những cục hắc ín cứng ở ven biển.

Tìm thấy hạt vi nhựa trong cá khô một số nước châu Á
Tìm thấy hạt vi nhựa trong cá khô một số nước châu Á

Các hạt vi nhựa đã được tìm thấy trong các sản phẩm cá khô một số quốc gia ở châu Á, trong đó có Trung Quốc và Nhật Bản, theo một nghiên cứu được Đại học Tôn Trung Sơn của Đài Loan (NSYSU) thực hiện.

Trung bình, mỗi người Mỹ thải ra 130kg rác thải nhựa mỗi năm
Trung bình, mỗi người Mỹ thải ra 130kg rác thải nhựa mỗi năm

Theo một báo cáo mới được đệ trình lên chính phủ liên bang hôm qua (1/12), Mỹ là quốc gia đóng góp nhiều nhất vào lượng rác thải nhựa toàn cầu, từ đó kêu gọi một chiến lược quốc gia để giải quyết cuộc khủng hoảng rác thải nhựa đang ngày càng gia tăng.

Chỉ để lại dấu chân, không để lại nhựa
Chỉ để lại dấu chân, không để lại nhựa

Trong những thập kỷ kể từ khi nhựa dần bắt đầu trở nên phổ biến vào những năm 1960, gần 5 tỷ tấn nhựa đã bị xả như rác trên thành tinh. Trung bình mỗi năm, 8 triệu chất thải nhựa bị xả vào đại dương.