Chủ Nhật, 18/11/2018 10:10

Vaccine ngừa COVID-19 chuẩn Mỹ sắp được xuất khẩu tháng 6 tới

Tổng thống Mỹ Joe Biden lên kế hoạch đưa 20 triệu liều vaccine COVID-19 ra nước ngoài vào cuối tháng 6 tới, bao gồm những loại vaccine được cấp phép sử dụng tại Mỹ.

Mỹ: Trẻ em từ 12-15 tuổi có thể bắt đầu tiêm vaccine COVID-19Dịch COVID-19: Mỹ ủng hộ dỡ bỏ rào cản bảo vệ bằng sáng chế vaccineMỹ khởi động đàm phán thương mại về phân phối vaccine COVID-19

Tổng thống Mỹ Joe Biden - Ảnh: REUTERS

Đây là lần đầu tiên Mỹ xuất khẩu loại vaccine được cấp phép sử dụng ở Mỹ. Hãng tin Bloomberg cho hay ông Biden sẽ công bố thông tin này trong ngày 17-5 (giờ Mỹ).

Theo đó, Mỹ sẽ xuất khẩu 20 triệu liều vaccine của các hãng như Pfizer, Moderna, hoặc Johnson & Johnson. Đây là số liệu cộng thêm của 60 triệu liều AstraZeneca mà Tổng thống Biden đã lên kế hoạch xuất sang nước khác, theo một quan chức cấp cao thạo tin về kế hoạch này.

Cũng theo vị quan chức không nêu tên trên, đây chỉ là bước đi đầu tiên của Mỹ trong ý định dập tắt đại dịch ở nước ngoài. Trước đây ông Biden từng cam kết rằng Mỹ sẽ sớm trở thành "kho" cung ứng vaccine của thế giới.

Hãng tin Reuters tối 17-5 theo giờ Việt Nam cũng dẫn lời thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki xác nhận về việc Tổng thống Biden sẽ công bố kế hoạch chuyển 20 triệu liều vaccine ra nước ngoài cuối tháng 6 tới.

Trong nội dung thông tin sắp công bố, ông Biden cũng sẽ giao trách nhiệm đẩy lùi đại dịch toàn cầu cho ông Jeff Zients, người từng là điều phối viên về ứng phó virus corona của Nhà Trắng.

Ông Zients được biết sẽ phối hợp với Hội đồng An ninh quốc gia và các cơ quan khác để chỉ đạo công tác vaccine ở nước ngoài.

Hiện nay Mỹ sắp hoàn tất chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 trong nước. Quốc gia hơn 330 triệu dân này đang gần vượt ngưỡng chỉ tiêu tiêm vaccine ít nhất một liều cho 60% người trưởng thành, theo hãng tin Bloomberg.

Ngược lại, nhiều nước khác - đặc biệt các nước thu nhập thấp và cả các quốc gia đang phát triển - hiện còn chật vật với nguồn cung vaccine

UNICEF ngày 17-5 cho biết COVAX, một chương trình vaccine toàn cầu nhằm hỗ trợ tiếp cận vaccine cho các nước thu nhập thấp, đang thiếu hụt nguồn cung và dự kiến sẽ thiếu khoảng 190 triệu liều vào tháng sau.

Việc Mỹ chấp nhận phân phối vaccine ra nước ngoài, đặc biệt với các hãng được đánh giá có hiệu quả cao như Pfizer hay Moderna, đã giải tỏa căng thẳng cho cả các nước có nhu cầu lẫn chính bản thân Mỹ.

Ông Biden từng nói chỉ chia sẻ vắc xin của Mỹ khi đã đáp ứng nhu cầu trong nước. Vị tổng thống này gặp áp lực về việc phải hành động nhiều hơn trong vấn đề hỗ trợ thế giới.

Trong ngày 17-5, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, nhấn mạnh thế giới đang ở giai đoạn "apartheid vaccine", nhắc tới việc thiếu sự chia sẻ vắc xin giữa các nước.

Theo Tuoitre

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.

Tránh chồng chéo về quản lý khi xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu
Tránh chồng chéo về quản lý khi xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu

Phản hồi đề nghị của Bộ Tài chính về việc góp ý dự thảo Thông tư quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, nhiều điều khoản và quy định theo văn bản pháp luật cần sự điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.