Thứ Hai, 19/11/2018 09:15

Quốc hội Mỹ thông qua dự luật chống thù hận đối với người gốc Á

Sau khi được Hạ viện thông qua với tỷ lệ 364 phiếu ủng hộ và 62 phiếu chống, dự luật đã được chuyển tới Nhà Trắng để Tổng thống Joe Biden ký thành luật vào ngày 20/5.

Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ vận động chống kỳ thị với người gốc ÁTuần hành phản đối tình trạng bạo lực nhằm vào người gốc Á tại MỹLiêp Hiệp Quốc “quan ngại sâu sắc'” về tình trạng gia tăng bạo lực đối với người châu ÁPhó Tổng thống Mỹ tuyên bố sát cánh cùng cộng đồng người Mỹ gốc Á sau vụ xả súngThành phố Sydney tổ chức hơn 80 sự kiện đón Tết Tân Sửu 2021

Người dân tham gia tuần hành phản đối bạo lực nhằm vào người gốc Á tại New York, Mỹ, ngày 27/3/2021. (Ảnh: THX/ TTXVN)

Ngày 18/5, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật chống thù hận nhằm vào người gốc Á, hay còn được gọi là Đạo luật về Tội ác thù hận COVID-19, nhằm ngăn chặn các tội ác đối với người Mỹ gốc Á, vốn gia tăng gần đây trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát tại quốc gia này.

Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, sau khi được Hạ viện thông qua với tỷ lệ 364 phiếu ủng hộ và 62 phiếu chống, dự luật đã được chuyển tới Nhà Trắng để Tổng thống Joe Biden ký thành luật vào ngày 20/5. Trước đó, dự luật này đã được Thượng viện Mỹ thông qua với tỷ lệ phiếu là 94-1.

Trong một phát biểu, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi ca ngợi đây là một ngày quan trọng, trong khi Hạ nghị sĩ Judy Chu - Chủ tịch của Nhóm nghị sỹ Quốc hội Mỹ gốc châu Á-Thái Bình Dương (AAPI) cho biết: "Một năm sau khi cộng đồng người Mỹ gốc Á kêu cứu, hôm nay Quốc hội đang thực hiện hành động lịch sử để thông qua đạo luật về tội ác hận thù vốn được chờ đợi quá lâu và gửi tới bàn của Tổng thống Biden."

Dự luật do Thượng nghị sỹ Mazie Hirono và Hạ nghị sỹ Grace Meng đề xuất sẽ thành lập một vị trí tại Bộ Tư pháp nhằm xúc tiến việc xem xét các tội ác thù hận liên quan đến đại dịch COVID-19; cung cấp nguồn tài trợ cho các bang để tạo đường dây nóng để báo cáo tội ác thù hận và đào tạo cơ quan thực thi pháp luật về cách ngăn chặn và xác định tội phạm thù địch; và chỉ đạo các cơ quan liên bang làm việc với các tổ chức cộng đồng để giúp nâng cao nhận thức về tội ác thù hận trong đại dịch.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã hối thúc Quốc hội Mỹ thông qua dự luật sau khi xảy ra các vụ xả súng ở thành phố Atlanta, bang Georgia, khiến 8 người thiệt mạng, trong đó có 6 phụ nữ gốc Á.

Theo nhóm Stop AAPI Hate, kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19 vào tháng 3/ 2020, đã có hơn 6.600 vụ thù hận nhằm vào người Mỹ gốc Á.

Gần 2/3 trong số đó nhắm đối tượng là phụ nữ. Các hình thức kỳ thị gồm lăng nhục, né tránh, tấn công thân thể, quấy rối trực tuyến, hay vi phạm quyền công dân.

Theo TTXVN/Vietnam+

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhân rộng mô hình phụ nữ khởi nghiệp
Nhân rộng mô hình phụ nữ khởi nghiệp

Gắn với thực hiện Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các cấp hội phụ nữ ở TP. Huế đã và đang nhân rộng mô hình phụ nữ khởi nghiệp.

Không để ai bị bỏ lại phía sau
Không để ai bị bỏ lại phía sau

Bằng những việc làm mang lại hiệu quả thiết thực, các cấp hội phụ nữ Thừa Thiên Huế hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.