Thứ Tư, 21/11/2018 15:31

Các bộ trưởng G7 khẳng định cam kết với mục tiêu trung hòa khí thải

Hội nghị do Anh chủ trì và diễn ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G7 dự kiến diễn ra vào tháng tới. Sự kiện này cũng để chuẩn bị cho Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc vào tháng 11.

Hội nghị Ngoại trưởng G7: Tập trung vào Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương & Covid-19Ngoại trưởng G7 họp mặt tại London chuẩn bị hội nghị thượng đỉnhBộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc sẽ hội đàm với lãnh đạo Mỹ, Anh, Ấn, EUNhóm G7 thúc đẩy cam kết hỗ trợ vắc-xin cho các nước nghèo hơnAnh mời Ấn Độ dự Thượng đỉnh G7

Ảnh minh họa. (Nguồn: treehugger.com)

Ngày 20/5, các bộ trưởng môi trường Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) đã bắt đầu hội nghị trực tuyến 2 ngày, với trọng tâm khẳng định cam kết thực hiện mục tiêu đến năm 2050 trung hòa khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Hội nghị trực tuyến do Anh chủ trì và diễn ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G7 dự kiến diễn ra vào tháng tới.

Hội nghị này cũng để chuẩn bị cho Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP26) diễn ra vào tháng 11 tới tại Anh - sự kiện được kỳ vọng tạo thêm động lực để đạt các mục tiêu đã đề ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Tại các cuộc thảo luận trong khuôn khổ hội nghị bộ trưởng G7, Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản Shinjiro Koizumi đã trình bày tóm tắt mục tiêu mới của Tokyo, theo đó đến tài khóa 2030 cắt giảm 46% khí thải gây hiệu ứng nhà kính so với mức ghi nhận trong tài khóa 2013.

Phát biểu trước báo giới, Bộ trưởng Koizumi khẳng định cùng với các quốc gia thành viên G7, Nhật Bản đưa ra những mục tiêu tham vọng để tạo động lực quan trọng cho cộng đồng quốc tế, trong đó có cả các quốc gia phát thải hàng đầu thế giới nhưng không thuộc nhóm G7, hoàn thành mục tiêu trung hòa khí thải carbon.

Bên cạnh đó, hội nghị cũng thảo luận về nhiều chủ để như tình trạng suy thoái môi trường tự nhiên và môi trường biển cũng như suy giảm đa dạng sinh học. Tại hội nghị, Anh đề xuất các nước G7 loại bỏ các dự án sản xuất điện sử dụng nhiên liệu than đá.

G7 gồm các nước Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật bản và Mỹ.

Theo TTXVN/Vietnam+

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.