Thứ Ba, 04/12/2018 14:57

Chỉ số giá lương thực thế giới tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2011

Theo cơ quan lương thực của Liên Hiệp Quốc (LHQ), giá lương thực thế giới trong tháng 5 đã tăng với tốc độ hàng tháng nhanh nhất trong hơn một thập kỷ, đạt mức tăng trong tháng thứ 12 liên tiếp, lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2011.

Thế giới đang đứng trên “bờ vực” của nhiều khủng hoảngTận dụng đổi mới, hợp tác để củng cố an ninh lương thực châu Á - Thái Bình DươngLHQ: Đại dịch có thể châm ngòi cho tình trạng khẩn cấp lương thực toàn cầu

Người dân mua sắm lương thực tại một siêu thị ở Brazil. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Bên cạnh đó, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) cũng đưa ra dự báo đầu tiên về sản lượng ngũ cốc thế giới vào năm 2021, dự báo sản lượng đạt gần 2,821 tỷ tấn, một kỷ lục mới và tăng 1,9% so với mức được ghi nhận trong năm 2020.

Chỉ số giá lương thực của FAO đã đạt trung bình 127,1 điểm vào tháng trước. Đây là chỉ số đo lường những thay đổi hàng tháng đối với các loại lương thực, bao gồm ngũ cốc, hạt có dầu, các sản phẩm từ sữa, thịt, và đường. So với cùng kỳ một năm trước đó, giá lương thực đã tăng 39,7% trong tháng 5.

Trong đó, chỉ số giá ngũ cốc của FAO ghi nhận mức tăng 6% trong tháng 5 so với tháng trước, và tăng 36,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ số giá dầu thực vật tăng 7,8% trong tháng 5, chủ yếu nhờ giá dầu cọ, đậu nành, và cải dầu tăng.

Giá dầu cọ được thúc đẩy bởi tăng trưởng sản xuất chậm ở khu vực Đông Nam Á; trong khi đó, triển vọng nhu cầu toàn cầu mạnh mẽ, đặc biệt là từ lĩnh vực dầu diesel sinh học đã thúc đẩy giá dầu đậu nành tăng.

Chỉ số giá đường ghi nhận mức tăng 6,8% so với tháng trước đó, phần lớn là do sự chậm trễ trong thu hoạch và lo ngại về năng suất cây trồng giảm ở Brazil, nhà xuất khẩu đường lớn nhất thế giới, FAO cho biết thêm.

Chỉ số giá thịt tăng 2,2% so với tháng 4, trong đó giá của tất cả các loại thịt tăng nhờ tốc độ nhập khẩu nhanh hơn của các quốc gia Đông Á, chủ yếu là Trung Quốc. Giá sữa cũng tăng 1,8% so với cùng kỳ tháng trước đó, và tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cũng theo FAO, dự báo của họ về sản lượng ngũ cốc thế giới kỷ lục trong năm nay được củng cố bởi mức tăng trưởng sản lượng ngô hàng năm dự kiến ​​đạt 3,7%. Sản lượng lúa mì toàn cầu được dự báo tăng 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi sản lượng gạo được dự báo sẽ tăng 1%.

Tiêu thụ ngũ cốc trên thế giới trong niên vụ 2021/22 được dự báo tăng 1,7% lên mức đỉnh mới là 2,826 tỷ tấn, cao hơn mức sản xuất. “Tổng lượng tiêu thụ thực phẩm ngũ cốc được dự báo sẽ tăng cùng với dân số thế giới”, cơ quan lương thực của LHQ nhận định.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể được thảo luận ở cấp cao nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ
Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể được thảo luận ở cấp cao nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ

Theo Hãng tin Sputnik, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có thể thảo luận Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, còn được biết đến là thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen, trong các cuộc đàm phán ở cấp cao nhất trong tương lai gần. Một nguồn thạo tin cho biết "giữa các nhà lãnh đạo tồn tại mối quan hệ được xây dựng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.