Thứ Ba, 22/01/2019 16:15

WHO: Biến thể Delta sẽ thống trị thế giới trong những tháng tới

Biến thể Delta của COVID-19 dễ lây lan được dự đoán sẽ trở thành dòng virus chiếm ưu thế trong những tháng tới, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông tin.

WHO: Nếu may mắn, chúng ta có thể kiểm soát được đại dịch vào năm 2022WHO: Các nước giàu không nên đặt hàng vaccine tiêm nhắc lại khi chưa thực sự cần thiếtWHO: Lợi ích của vắc xin COVID-19 công nghệ mRNA lớn hơn nguy cơWHO khuyến khích làm xét nghiệm COVID-19 ở trường họcWHO: Những người được tiêm chủng đầy đủ cần tiếp tục đeo khẩu trang

Biến thể Delta được nhận định là đã, đang và sẽ thống trị thế giới trong những tháng tới. Ảnh: AP/Báo Người Lao động

Biến thể Delta, lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ, hiện đã lây lan và ghi nhận ở 124 vùng lãnh thổ - nhiều hơn 13 vùng so với tuần trước. WHO cho biết, chủng biến thể này đã chiếm hơn ¾ tổng số mẫu xét nghiệm ở nhiều quốc gia lớn.

Cơ quan y tế Liên Hiệp quốc cho biết trong bản cập nhật dịch tễ học hàng tuần rằng: “Biến thể được dự đoán sẽ nhanh chóng vượt qua các biến thể khác và trở thành dòng virus lưu hành, thống trị thế giới trong những tháng tới”.

Trong số 3 biến thể COVID-19 khác được quan tâm, biến thể Alpha lần đầu tiên được phát hiện ở Anh đã được ghi nhận ở 180 vùng lãnh thổ (tăng 6 so với tuần trước). Trong khi đó, biến thể Beta lần đầu tiên phát hiện ở Nam Phi đã được báo cáo ở 130 vùng lãnh thổ (tăng 7 so với 1 tuần trước đó) và biến thể Gamma, lần đầu tiên được phát hiện ở Brazil ghi nhận ở 78 vùng lãnh thổ (tăng 3 so với 1 tuần trước).

Theo số liệu về ca nhiễm liên quan đến SARS-CoV-2 được đệ trình cho Sáng kiến toàn cầu chia sẻ dữ liệu cúm GISAID trong 4 tuần tính đến ngày 20/7, tỷ lệ mắc biến thể Delta đã vượt quá 75% ở một số quốc gia. Các quốc gia chứng kiến tình trạng này là Australia, Bangladesh, Botswana, Anh, Trung Quốc, Đan Mạch, Ấn Độ, Indonesia, Bồ Đào Nha, Nga, Singapore và Nam Phi.

WHO cũng cho biết thêm rằng, ngày càng có nhiều bằng chứng ủng hộ việc so với các biến thể khác không nằm trong diện virus cần lo ngại, biến thể Delta có khả năng lây nhiễm tăng cao hơn. Tuy nhiên, cơ chế chính xác làm tăng khả năng lây truyền hiện vẫn chưa được xác nhận.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, về tổng thể, có 3,4 triệu trường hợp COVID-19 mới đã được báo cáo trong 1 tuần tính đến ngày 18/7 – tăng 12% so với 1 tuần trước đó. Với tốc độ này, số ca tích lũy được báo cáo trên toàn cầu có thể vượt qua 200 triệu ca trong 3 tuần tới.

Tổ chức cũng ghi nhận tỷ lệ lây nhiễm trên toàn cầu dường như được thúc đẩy bởi 4 yếu tố: nhiều biến thể dễ lây lan hơn xuất hiện; các nước nới lỏng các biện pháp hạn chế phòng chống dịch; tụ tập xã hội gia tăng và số lượng người trưởng thành chưa được tiêm chủng vẫn còn nhiều.

Các trường hợp nhiễm COVID-19 tăng 30% ở khu vực Tây Thái Bình Dương và tăng 21% ở khu vực châu Âu của WHO.

Số ca nhiễm mới cao nhất được ghi nhận ở Indonesia (350.273 ca mới, tăng 44%); Anh (296.447 ca mới, tăng 41%) và Brazil (287.610 ca mới, giảm 14%).

Tuy nhiên, lượng bệnh nhân tử vong hàng tuần do COVID-19 vẫn ổn định ở mức 57.000 người, tương tự như tuần trước và theo hướng giảm dần trong vòng hơn 2 tháng trở lại đây.

Nhìn chung, tính đến 12h39p ngày 22/7 theo giờ Việt Nam, thế giới ghi nhận hơn 192 triệu ca nhiễm COVID-19; hơn 4,1 triệu trường hợp tử vong và hơn 175,3 triệu bệnh nhân đã bình phục sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2.

Để chống lại đại dịch lây lan, Nam Phi đặt mục tiêu đến lễ Giáng sinh năm nay sẽ tiêm ít nhất 1 liều vaccine COVID-19 cho 35 triệu dân trong tổng số 60 triệu dân của nước này.

Được biết, Nam Phi là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 trên toàn lục địa châu Phi về số ca nhiễm và tử vong được ghi nhận. Hiện Nam Phi cũng đang phải trải qua đợt dịch thứ 3.

Cho đến nay, Nam Phi đã sử dụng khoảng 5,8 triệu liều vaccine 1 liều của Johnson&Johnson và vaccine 2 liều của Pfizer.

Người giám sát chương trình tiêm chủng của Nam Phi Nicholas Crisp cho biết, khoảng 25.000 liều vaccine đã bị đánh cắp hoặc bị tiêu hủy trong các cuộc bạo động xảy ra vào tuần trước. Mỗi liều vaccine bị mất đi, là một cơ hội bị mất đi.

Cùng lúc đó, Nga cũng đặt mục tiêu đạt 80% khả năng miễn dịch cộng đồng vào tháng 11 tới, Phó Thủ tướng Nga Tatyana Golikova thông tin, mặc dù tốc độ tiêm chủng của nước này vẫn còn tương đối chậm.

Điều này có nghĩa là hơn 115 triệu người Nga sẽ có khả năng miễn dịch chống lại COVID-19.

Trong khi đó, ở Anh, nhằm hỗ trợ, thúc đẩy tinh thần làm việc của những nhân viên y tế, chính phủ Anh tuyên bố những người làm việc trong Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), những người làm việc ở tiền tuyến sẽ được tăng lương 3%.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA, Worldmeters & Reuters)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.

Nhìn lại 1 tuần mở cửa của Trung Quốc
Nhìn lại 1 tuần mở cửa của Trung Quốc

Một tuần sau khi mở cửa hôm 8-1, dịch COVID-19 ở Trung Quốc vẫn là tâm điểm của thế giới sau khi nước này bất ngờ công bố số ca tử vong chính thức do dịch bệnh này trong vòng một tháng qua là 59.938 người.

Trung Quốc Không để đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến quan hệ giữa các quốc gia
Trung Quốc: Không để đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến quan hệ giữa các quốc gia

Trung Quốc tuyên bố nước này tin rằng đối với tất cả các quốc gia, các biện pháp ứng phó với COVID-19 cần dựa trên cơ sở khoa học và điều phối khéo léo, cân xứng mà không ảnh hưởng đến giao lưu và hợp tác thường xuyên giữa người với người, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết.