Thứ Năm, 21/02/2019 14:16

Ấn Độ phê duyệt khẩn cấp vaccine COVID-19 DNA đầu tiên trên thế giới

Cơ quan quản lý dược phẩm của Ấn Độ đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine COVID-19 của Zydus Cadila, loại vaccine DNA đầu tiên trên thế giới ngừa virus SARS-CoV-2 ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên, Reuters đưa tin.

Ấn Độ phê duyệt vaccine COVID-19 của Johnson & Johnson để sử dụng khẩn cấpĐối tác của Moderna: Đơn hàng vaccine cho Đông Nam Á đã được đặt hết cho nămDịch COVID-19: Số ca nhiễm mới tại Ấn Độ và Brazil tiếp tục giảm

 Hiện mới có khoảng 9,18% dân số Ấn Độ được tiêm chủng đầy đủ. Ảnh: BBC/Baoquocte

Theo Reuters, việc phê duyệt này giúp thúc đẩy chương trình tiêm chủng của Ấn Độ, nhằm mục đích chủng ngừa cho tất cả những người trưởng thành đủ điều kiện vào tháng 12 và sẽ cung cấp mũi tiêm đầu tiên cho những người dưới 18 tuổi, khi quốc gia này vẫn đang phải vật lộn để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19 ở một số bang.

Vaccine này có tên ZyCoV-D, sử dụng một phần vật liệu di truyền từ virus đưa ra hướng dẫn là DNA (phân tử di truyền) hoặc RNA (truyền đạt các thông tin di truyền) để tạo ra protein cụ thể mà hệ thống miễn dịch của cơ thể có thể nhận ra và đáp ứng.

Khác với hầu hết các loại vaccine ngừa COVID-19 hiện nay, cần 2 liều hoặc thậm chí chỉ 1 liều duy nhất, ZyCoV-D được triển khai với 3 liều.

Công ty dược phẩm hàng đầu Ấn Độ Cadila Healthcare đặt mục tiêu sẽ sản xuất 100 triệu đến 120 triệu liều ZyCoV-D hàng năm và đã bắt đầu dự trữ vaccine.

Vaccine của Zydus Cadila, được hợp tác phát triển với Bộ Công nghệ Sinh học, là loại vaccine nội địa thứ hai được cấp phép khẩn cấp ở Ấn Độ sau vaccine Covaxin của Bharat Biotech.

Vào tháng trước, nhà sản xuất thuốc cho biết vaccine ngừa COVID-19 này của họ có hiệu quả chống lại các đột biến mới của virus SARS-CoV-2, nhất là biến thể Delta, và đặc biệt, thay vì dùng ống tiêm truyền thống, vaccine này sẽ được đưa vào cơ thể bằng dụng cụ không có kim tiêm. Dụng cụ này sẽ giúp đưa thuốc xuống dưới da mà không cần kim. Đây được xem là một điểm cộng lớn cho ZyCoV-D khi nhiều nước vẫn đang thiếu hụt trang thiết bị và công cụ y tế, trong đó bao gồm cả kim và ống tiêm.

Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, ZyCoV-D trở thành loại vaccine thứ 6 được phép sử dụng ở Ấn Độ, quốc gia hiện mới có khoảng 9,18% dân số được tiêm chủng đầy đủ cho đến nay.

Vào ngày 1/7, nhà sản xuất Zydus Cadila đã nộp đơn xin cấp phép cho loại vaccine 3 liều ZyCoV-D này, dựa trên tỷ lệ hiệu quả 66,6% trong một thử nghiệm giai đoạn cuối với hơn 28.000 tình nguyện viên trên cả nước.

Tính đến ngày 20/8, Ấn Độ vẫn là tâm dịch lớn thứ 2 thế giới với hơn 32,39 triệu người mắc COVID-19, bao gồm gần 434.000 trường hợp tử vong tại quốc gia Nam Á này.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử
Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ nhóm họp tại Ấn Độ vào tuần tới để thảo luận về vấn đề nợ đang gia tăng giữa các nước đang phát triển, quy định về tiền điện tử và nỗi lo suy thoái toàn cầu.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.