Thứ Sáu, 01/03/2019 08:19

5 nước CLMVT đã có kế hoạch cho kỷ nguyên hậu đại dịch

Đại dịch COVID-19 được dự đoán sẽ để lại những tác động dài hạn đối với đầu tư toàn cầu và thái độ của người tiêu dùng, các nước CLMVT (bao gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam và Thái Lan) đang dựa vào hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn trong khu vực Đông Nam Á để giúp họ hưởng lợi từ thế mạnh của nhau.

Thái Lan kêu gọi các nước trong khu vực thực hiện đổi mới để không mất lợi thế cạnh tranhThái Lan theo đuổi chiến lược kinh tế chung với các nước láng giềng CLMVCác nước CLMTV bảo vệ và nâng cao quyền của người lao động di cưHội nghị AMM-52: Hội nghị Bộ trưởng Mekong - Nhật Bản lần thứ 12Thái Lan kêu gọi các nước trong khu vực thực hiện đổi mới để không mất lợi thế cạnh tranh

Đại diện các nước CLMVT tại diễn đàn CLMVT 2016. Ảnh minh họa: Hà Nội Mới

Sự hợp tác này sẽ giúp cho khu vực bắt kịp với các xu hướng lớn khi lập kế hoạch cho một tương lai bền vững để đối phó với căng thẳng địa chính trị dai dẳng, thích nghi với công nghệ thay đổi nhanh chóng và tác động của biến đổi khí hậu.

Mặc dù các nước CLMVT đã thúc đẩy thương mại và đầu tư xuyên biên giới thông qua tăng cường kết nối giao thông và hợp lý hóa các quy định về thương mại và thương mại điện tử, nhìn chung đại dịch đã làm gián đoạn hoạt động kinh tế xuyên biên giới. Trong khi đó, nhu cầu bức thiết là phải đối phó với những bất ổn trên thị trường thế giới.

Bộ Trưởng Thương mại Thái Lan Jurin Laksanawisit cho biết, các nước CLMVT phải hướng đến mục tiêu phục hồi kinh tế bền vững và linh hoạt sau đại dịch để duy trì khả năng cạnh tranh như một trong số điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất thế giới.

Với những điểm mạnh cơ bản bao gồm chuỗi cung ứng toàn cầu đã được thiết lập, lực lượng lao động có tay nghề cao và thị trường 240 triệu người tiêu dùng đang phát triển, các quốc gia CLMVT đã sẵn sàng phục hồi sau khủng hoảng đại dịch.

Bộ trưởng Jurin Laksanawisit cho biết: “Trong bối cảnh đại dịch, các nước CLMVT đang bị buộc phải tái suy nghĩ về sự hợp tác của họ trong thương mại và đầu tư. Mặc dù cuộc sống bình thường hóa sau đại dịch sẽ mang lại những thay đổi trong toàn cầu hóa, nhưng cùng lúc nó cũng sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư toàn cầu tái tập trung vào các quốc gia và khu vực của chính mình, tôi tin rằng khu vực CLMVT có nhiều cơ hội”.

Để giảm bớt tác động của đại dịch đối với thương mại xuyên biên giới, Thái Lan đang thúc đẩy các giao dịch không cần giấy tờ, cùng lúc đảm bảo các đánh giá về chăm sóc sức khỏe thích hợp sẽ được thực hiện để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan thêm. Các quốc gia cũng nên tập hợp để đánh giá những tác động mà đại dịch mang lại cho những lĩnh vực như bán lẻ và hậu cần, đồng thời cải thiện chế độ bảo vệ phúc lợi cho hoạt động phi chính thức, hướng đến mục tiêu thúc đẩy sự hợp tác.

Các ưu tiên cũng nên bao gồm việc thúc đẩy một khuôn khổ thân thiện với môi trường để phát triển thương mại và đầu tư, tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, cũng như sử dụng công nghệ blockchain để cải thiện khả năng tiếp cận thị trường.

Trong một diễn biến có liên quan, Somprawin Manprasert, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Ayudhya (Thái Lan) cũng khuyến khích các nước CLMVT xây dựng thế mạnh khi các nước phải đối mặt với những cơn bão lớn đang định hình lại nền kinh tế thế giới hậu đại dịch. Chúng bao gồm những tác động của biến đổi khí hậu, các đại dịch mới có thể xảy ra trong tương lai, công nghệ thay đổi nhanh cũng như vấn đề già hóa dân số.

“Một cuộc chuyển đổi công nghiệp do đại dịch gây ra đang diễn ra. Do đó thế giới hậu đại dịch sẽ chứng kiến nhiều đổi khác. Các quốc gia nên cân bằng lại nhu cầu giải quyết những cú sốc kinh tế và đầu tư dài hạn để tiến tới chuyển đổi kinh tế”, nhà kinh tế trở Somprawin Manprasert nhấn mạnh.

Cũng theo ông Somprawin Manprasert, chuỗi cung ứng toàn cầu hậu đại dịch sẽ ngắn hơn, đa dạng hơn và được khu vực hóa hơn khi các nhà đầu tư tập trung vào đa dạng hóa rủi ro. Chính vì vậy, các quốc gia CLMVT nên thúc đẩy quan hệ đối tác với các quốc gia mà họ có thể hưởng lợi ở cấp ngành. Với tư cách là một khu vực có sự đa dạng lớn về các yếu tố kinh tế, các nước CLMVT có thể chứng kiến sự khác biệt về các ngành công nghiệp hàng đầu, trình độ phát triển công nghiệp, cũng như mức độ phức tạp của nhân khẩu học và xuất khẩu. Các nước nên thúc đẩy sự hợp tác để hưởng lợi từ sức mạnh của nhau.

Tiến sĩ Chheng KimLong, Giám đốc Viện Tầm nhìn châu Á nhận định, tiếp tục đầu tư để tăng cường kết nối trong khu vực thông qua cả cơ sở hạ tầng vật lý và kỹ thuật số là rất quan trọng đối với tiến trình kết nối các nước, do có khoảng cách lớn về năng lực công nghệ giữa các lĩnh vực kinh doanh ở 5 quốc gia. Do vậy, các nước CLMVT cần nỗ lực hơn nữa trong việc củng cố hệ sinh thái doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp siêu nhỏ, những thành phần đóng góp hình thành chuỗi cung ứng và sử dụng phần lớn lao động của khu vực.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy
Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy

Ngày 202/, Ủy ban ASEAN tại Rome (ACR), dưới sự chủ trì của Chủ tịch ACR, Đại sứ Việt Nam tại Italy Dương Hải Hưng đã tổ chức một số cuộc họp với các đối tác quan trọng tại Italy để thảo luận một số đề xuất và dự kiến hợp tác trong thời gian tới.