Chủ Nhật, 03/03/2019 15:56

Đông Nam Á có thể tổn thất 28 nghìn tỷ USD nếu không triển khai nhanh hành động khí hậu

Kết quả nghiên cứu của công ty tư vấn Deloitte cho thấy, nền kinh tế Đông Nam Á có thể mất hàng nghìn tỷ USD trong vòng 50 năm tới, nếu khu vực không hành động để giảm đáng kể lượng khí thải Carbon.

Đông Nam Á: Tác động của biến đổi khí hậu nặng nề hơn khu vực khácBiến đổi khí hậu là mối quan tâm hàng đầu của ASEANPhá rừng - “đại dịch” thời hiện đại của ASEANNgành tài chính hỗ trợ nỗ lực chống biến đổi khí hậu của Đông Nam ÁTổng thư ký LHQ kêu gọi ASEAN dẫn đầu cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

Phải hành động khí hậu ngay lập tức để biến thách thức, chi phí thành cơ hội. Ảnh minh họa: THX/TTXVN/Vietnam+

Trên thực tế, khu vực đang ở trong một giai đoạn gọi là bước ngoặt, khi chi phí có thể biến thành cơ hội.

Theo công ty tư vấn, nếu Đông Nam Á đẩy mạnh các nỗ lực về biến đổi khí hậu và giảm phát thải nhanh chóng, nền kinh tế khu vực có thể đạt mức lợi nhuận kinh tế là 12,5 nghìn tỷ USD tính theo giá trị hiện tại – với mức tăng trưởng GDP trung bình là 3,5%/năm và kéo dài trong 50 năm tới.

“Tương lai đầy tiềm năng này sẽ giúp khu vực không chỉ tránh được những tác động xấu nhất của biến đổi khí hậu mà còn tạo ra tăng trưởng kinh tế dài hạn và sự thịnh vượng cho Đông Nam Á cũng như thế giới”, Deloitte nhấn mạnh.

Tuy nhiên, nếu không, đến năm 2070 sẽ chứng kiến tình trạng nóng lên toàn cầu đạt mức tăng hơn 3oC, theo dự báo của Deloitte. Thêm vào đó, điều này có thể khiến khu vực chịu thiệt hại kinh tế khoảng 28 nghìn tỷ USD tính theo giá trị hiện tại trong hơn 50 năm tới và làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP trung bình trong cùng thời kỳ là 7,5% /năm.

Khu vực thịnh vượng gặp rủi ro

Đông Nam Á là nơi sinh sống của nửa tỷ dân và có tổng sản phẩm quốc nội là 3 nghìn tỷ USD, theo Deloitte.

Khu vực bao gồm các quốc gia Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Việt Nam, Đông Timor và Thái Lan đã chứng kiến mức tăng trưởng GDP bình quân đầu người hằng năm từ 5% - 12% kể từ thế kỷ 21.

Song biến đổi khí hậu có khả năng càn quét nhiều thập kỷ thịnh vượng và tăng trưởng kinh tế của Đông Nam Á.

Nền tảng của sự thịnh vượng của khu vực – đó là vốn tự nhiên và vốn con người đang gặp rủi ro. Cùng với đó là mức sống của mỗi quốc gia, triển vọng tăng trưởng trong tương lai, vị trí của quốc gia đó trên trường quốc tế và hạnh phúc của người dân cũng đang đối mặt với thách thức.

Từ nông nghiệp đến du lịch, thiếu hành động khí hậu sẽ gây ra sự gián đoạn lớn bởi sinh kế bị mất do mực nước biển dâng cao, cộng thêm thiên tai xuất hiện.

Dưới đây là những ngành nghề sẽ chịu tổn thất hàng nghìn tỷ USD vào năm 2070:

  • Lĩnh vực dịch vụ có thể mất 9 nghìn tỷ USD.
  • Lĩnh vực sản xuất đối mặt với khoản lỗ 7 nghìn tỷ USD
  • Bán lẻ và du lịch có thể mất tổng cộng 5 nghìn tỷ USD.

Cùng với đó là thiệt hại trong ngành xây dựng, khai thác và khí đốt, các lĩnh vực này chiếm 83% sản lượng kinh tế của khu vực.

Bản báo cáo cũng nhấn mạnh rằng, tác động của biến đổi khí hậu sẽ được cảm nhận trên khắp các quốc gia và ngành công nghiệp ở Đông Nam Á, trong đó một số quốc gia sẽ gánh chịu tác động nặng hơn các nước khác.

Thời gian sắp hết

Liên Hiệp quốc đã cảnh báo rằng việc giữ nhiệt độ toàn cầu nóng lên ở mức gần 1,5oC so với mức tiền công nghiệp “sẽ nằm ngoài khả năng” trong 2 thập kỷ tới, trừ khi chính phủ các nước triển khai hành động ngay lập tức để giảm lượng khí thải Carbon.

Philip Yuen, Giám đốc điều hành Deloitte khu vực Đông Nam Á cho biết: “Cần phải nhanh chóng hành động trong vòng 10 năm tới để tránh những thiệt hại không thể phục hồi do biến đổi khí hậu”.

Cụ thể, Đông Nam Á cần phải xoay chuyển từ việc coi các nỗ lực giảm tình trạng nóng lên toàn cầu là một chi phí không bắt buộc sang coi đó là “khoản đầu tư vào quá trình chuyển đổi về khí hậu, hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn”.

Báo cáo của Deloitte chỉ ra rằng, số tiền mà các quốc gia chi cho quá trình khử Carbon sẽ được “bù đắp gần như ngay lập tức” bằng lợi nhuận từ vốn và công nghệ.

Khu vực Đông Nam Á hoàn toàn có cơ hội tạo ra một động cơ mới cho sự thịnh vượng kinh tế bền vững, đồng thời ngăn chặn những hậu quả tồi tệ hơn của một thế giới đang nóng lên.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.

Các đối tác chính của Apple lên kế hoạch mở rộng sang thị trường Đông Nam Á vào năm 2023
Các đối tác chính của Apple lên kế hoạch mở rộng sang thị trường Đông Nam Á vào năm 2023

Các đối tác của Apple là Foxconn Technology Group và Pegatron Corp đã đưa Đông Nam Á vào kế hoạch mở rộng của hãng đến năm 2023, qua đó đánh dấu một bước tiến cho thấy các nhà sản xuất điện tử theo hợp đồng lớn trên toàn cầu sẽ tiếp tục bổ sung năng lực sản xuất ngoài Trung Quốc để giảm thiểu rủi ro địa chính trị và kinh tế.

Tổng thống Joe Biden lạc quan về triển vọng kinh tế Mỹ năm 2023
Tổng thống Joe Biden lạc quan về triển vọng kinh tế Mỹ năm 2023

Ngày 5/1, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định nền kinh tế nước này đang chứng kiến “những điểm rất sáng” sau một vài năm khó khăn đồng thời nhấn mạnh kinh tế Mỹ hướng tới “trạng thái bình ổn mới,” một thuật ngữ mới về tăng trưởng chậm lại nhưng ổn định.