Thứ Sáu, 08/03/2019 10:11

Khai mạc Hội nghị các chủ tịch quốc hội thế giới lần thứ 5: Ba chia sẻ từ Việt Nam

Nhân dịp khai mạc Hội nghị các chủ tịch quốc hội thế giới lần thứ 5 vào ngày 7-9 tại thủ đô Vienna (Cộng hòa Áo), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có thông điệp gửi tới hội nghị.

Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng tiếp xúc song phương tại CubaViệt Nam chủ động, tích cực đóng góp nhằm bảo đảm an ninh biển

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự lễ khai mạc Hội nghị các chủ tịch quốc hội thế giới lần thứ 5 - Ảnh: TTXVN

Thông điệp cho biết cùng với nhiều cơ hội mới mở ra, thế giới hiện nay đối mặt với rất nhiều thách thức nghiêm trọng về các cuộc xung đột kéo dài, nạn khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, nhất là sự tàn phá khủng khiếp của đại dịch COVID-19... 

Đó là những thách thức mà không một quốc gia hay riêng một cường quốc nào có thể giải quyết, mà phải là sự hợp tác đa phương, chung tay của các quốc gia. Những người dân mà chúng ta là đại diện đang thúc giục chúng ta vượt qua các khác biệt, chung tay hành động nhanh hơn, mạnh mẽ hơn.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu: "Chúng tôi đánh giá cao vai trò quan trọng của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) trong việc kêu gọi các nghị viện trên toàn thế giới tăng cường hợp tác và đoàn kết quốc tế".

Là chủ tịch Hội đồng liên nghị viện ASEAN (AIPA-41) năm 2020 và tại Đại hội đồng AIPA-42, Quốc hội Việt Nam đã cùng các thành viên AIPA đoàn kết, ủng hộ chính phủ các nước ASEAN tập trung kiểm soát dịch COVID-19 với nhiều biện pháp thiết thực vì người dân, doanh nghiệp. 

Quốc hội Việt Nam vừa ban hành nghị quyết đặc biệt để Chính phủ chủ động kiểm soát dịch COVID-19.

Từ thực tiễn Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ có một số chia sẻ:

Thứ nhất, người dân phải là trung tâm cho mọi nỗ lực và chính sách quốc gia. Hòa bình và phát triển bền vững chỉ có thể đạt được khi người dân được đảm bảo cơ bản các điều kiện sống an toàn và hạnh phúc, ấm no.

Thứ hai, thực hiện công bằng vắc xin cho mọi người; củng cố hệ thống y tế tự cường; hợp tác sản xuất vắc xin; chuyển đổi số quốc gia phải gắn với nâng cao kỹ năng số cho người lao động; tạo thuận lợi cho sản xuất, lưu thông hàng hóa và dịch vụ; mở cửa cho việc đi lại qua biên giới nhưng bảo đảm an toàn y tế.

Thứ ba, Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế và các cơ chế đa phương hiệu quả là cơ sở cho kết nối hài hòa giữa chủ nghĩa đa phương ở cấp độ toàn cầu với thực tiễn của khu vực và quốc gia vì hòa bình, phát triển bền vững.

Theo Tuoitre

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.