Thứ Tư, 15/05/2019 11:02

Du lịch châu Âu sẽ chưa trở lại trạng thái cũ trong một vài năm tới

Phóng viên TTXVN tại Praha dẫn báo Tin tức Séc (novinky.cz) cho hay, du lịch châu Âu sẽ không trở lại con số như trước đại dịch cho đến năm 2024.

Mùa hè này, EU cho phép nhập cảnh người Mỹ đã tiêm chủng vaccine COVID-19Nhiều quốc gia EU ủng hộ triển khai “hộ chiếu vaccine”UNWTO: 1/3 điểm đến du lịch vẫn hoàn toàn đóng cửa với du khách quốc tếAnh và EU nhất trí bản dự thảo thỏa thuận thương mại lịch sửHơn 60% châu Á vẫn đóng cửa với khách du lịch, so với 17% châu Âu

 

Tàu du lịch rời Venice, Italy, ngày 5/6/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Đây là dự báo của Ủy ban du lịch châu Âu (ETC), cơ quan tập hợp các thông tin du lịch của từng quốc gia.

Mặc dù du lịch mùa Hè tăng trưởng mạnh mẽ nhưng năm nay sẽ thấp hơn đáng kể so với năm 2019.

Theo dự đoán của ETC, tăng trưởng năm nay sẽ thấp hơn 60% so với năm 2019. Dữ liệu dựa trên công bố hàng quý mới nhất về tình hình ở châu Âu.

Theo báo cáo, số lượng khách đến vào giữa năm thấp hơn 77% so với năm "trong tình trạng bình thường" cuối cùng là năm 2019. Mặc dù thực tế là du lịch ở châu Âu được kỳ vọng là tăng tương đối nhanh.

Điều này cũng do lưu lượng hàng không tăng chậm, mặc dù ổn định. Các con số cho thấy sự vắng bóng nhiều của các chuyến bay đường dài, bởi vì như người Mỹ thực tế không đi du lịch đến châu Âu.

Theo trang Independent, việc chậm thu hút trở lại số lượng du khách như trước đại dịch cũng có thể là do các chi phí xét nghiệm tốn kém, yêu cầu nhập cảnh của từng quốc gia, cũng như lo ngại về sự lây nhiễm hoặc lây truyền dịch bệnh COVID-19.

Giám đốc ETC Luis Araújo cho biết: “Báo cáo mới nhất của chúng tôi làm rõ vai trò của việc tiêm phòng trong nỗ lực phục hồi ngành du lịch. Tiêm vaccine ngừa COVID-19 là chìa khóa để giảm bớt các hạn chế và cũng đã giúp khởi động lại du lịch mùa Hè. Mặc dù vậy, nếu chỉ việc tiêm phòng sẽ là không đủ.”

Theo người đứng đầu Ủy ban, châu Âu cần tiếp tục nỗ lực khôi phục quyền tự do đi lại và cần kiểm soát chặt chẽ hơn quá trình này, cả đi lại trong và ngoài EU.

Theo TTXVN/Vietnam+

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.

Nhìn lại 1 tuần mở cửa của Trung Quốc
Nhìn lại 1 tuần mở cửa của Trung Quốc

Một tuần sau khi mở cửa hôm 8-1, dịch COVID-19 ở Trung Quốc vẫn là tâm điểm của thế giới sau khi nước này bất ngờ công bố số ca tử vong chính thức do dịch bệnh này trong vòng một tháng qua là 59.938 người.

Trung Quốc Không để đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến quan hệ giữa các quốc gia
Trung Quốc: Không để đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến quan hệ giữa các quốc gia

Trung Quốc tuyên bố nước này tin rằng đối với tất cả các quốc gia, các biện pháp ứng phó với COVID-19 cần dựa trên cơ sở khoa học và điều phối khéo léo, cân xứng mà không ảnh hưởng đến giao lưu và hợp tác thường xuyên giữa người với người, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết.