Thứ Tư, 12/06/2019 09:14

Cúm gia cầm làm tăng nguy cơ lạm phát lương thực

Theo Tạp chí Bloomberg ngày 11/12, những người chăn nuôi gia cầm trên thế giới đang phải chống chọi với một đợt dịch cúm gia cầm nghiêm trọng khác, gây nguy cơ dẫn đến giá gà cao hơn và lượng trứng gà thả vườn thấp hơn.

Dịch cúm gia cầm lan rộng ở châu Âu và châu ÁPhát hiện ca mắc cúm gia cầm H10N3 ở người đầu tiên trên thế giới

Hơn 40 quốc gia trên thế giới đã ghi nhận những đợt bùng phát dịch bệnh cúm gia cầm. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Theo số liệu của Tổ chức Sức khỏe Động vật Thế giới (OIE), hơn 40 quốc gia trên khắp khu vực châu Âu, châu Á, và châu Phi đã chứng kiến những đợt bùng phát dịch bệnh cúm gia cầm kể từ tháng 5.

Điều này đang đe dọa thúc đẩy giá lương thực, vốn đã gần với mức kỷ lục, thậm chí còn cao hơn; đồng thời làm tăng chi phí cho các hộ gia đình vốn đang phải đối mặt với giá cả leo thang của những mặt hàng khác.

Đáng chú ý, hàng triệu gia cầm đã bị tiêu hủy ở châu Âu hồi mùa đông năm ngoái do loại virus với các biến chủng có khả năng gây bệnh cao, và có thể gây nguy hiểm cho gia cầm. Những trường hợp nhiễm cúm gia cầm trong năm nay đang gia tăng sớm hơn bình thường, buộc các quốc gia như Vương quốc Anh phải nuôi gia cầm trong nhà để phòng ngừa dịch bệnh.

Ông Nan-Dirk Mulder, một chuyên gia gia cầm toàn cầu cho hay, làn sóng dịch cúm gia cầm mới có nguy cơ khiến gia cầm trở nên đắt đỏ hơn, với sản lượng gà châu Âu vốn đã bị tác động bởi tình trạng thiếu hụt lao động, chi phí thức ăn và năng lượng cao.

“Đó là một yếu tố bổ sung sẽ tác động đến lạm phát giá lương thực. Một lần nữa, có vẻ như đây là một năm thực sự có áp lực lớn đối với bệnh cúm gia cầm ở châu Âu và trên toàn cầu", ông Nan-Dirk Mulder nhấn mạnh.

Trong khi đó, một thước đo của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về giá thịt thế giới đã tăng 16% trong năm nay, và ở mức cao nhất theo mùa kể từ năm 2014. Sản lượng gia cầm phần lớn đáp ứng nhu cầu toàn cầu; song, các rào cản về vận tải và những đợt bùng phát dịch cúm ở khu vực châu Âu và châu Á đang làm tăng thêm thách thức về nguồn cung, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), cơ quan lương thực của LHQ cho biết hồi tháng trước.

Nông dân hiện đang ở trong một giai đoạn cấp bách, khi các trường hợp nhiễm virus thường đạt đỉnh điểm từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Cũng theo OIE, sự lây lan của dịch cúm gia cầm trong năm nay đang cho thấy "sự biến đổi về gen chưa từng có", với một loạt các biến chủng đang lưu hành ở những loài chim hoang dã và trong các trang trại.

Kể từ đầu tháng 11, Ba Lan, nhà sản xuất gà lớn nhất châu Âu đã phải tiêu hủy hơn một triệu con gia cầm. Trong khi đó, gà tây của Đan Mạch và ngỗng của Đức cũng bị ảnh hưởng. Pháp gần đây đã báo cáo một đợt bùng phát dịch bệnh ở gà mái đẻ trứng, sau một đợt bùng phát lớn tại các trang trại vịt hồi đầu năm nay.

Số lượng gia cầm bị ảnh hưởng vẫn chiếm một phần nhỏ trong tổng sản lượng gia cầm nói chung. Tuy nhiên, rủi ro có thể đè nặng lên tâm lý của những người chăn nuôi gia cầm, và cản trở sự mở rộng, ông Nan-Dirk Mulder nói thêm.

"Khu vực châu Âu đang phải đối mặt với nguồn cung thắt chặt và giá cao. Do dịch cúm gia cầm hiện đang lây lan quá nhanh trên khắp khu vực này, tôi cho rằng, điều đó sẽ làm giảm sản lượng hơn nữa", chuyên gia gia cầm toàn cầu lưu ý.

Lê Thảo (Lược dịch từ Bloomberg)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể được thảo luận ở cấp cao nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ
Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể được thảo luận ở cấp cao nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ

Theo Hãng tin Sputnik, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có thể thảo luận Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, còn được biết đến là thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen, trong các cuộc đàm phán ở cấp cao nhất trong tương lai gần. Một nguồn thạo tin cho biết "giữa các nhà lãnh đạo tồn tại mối quan hệ được xây dựng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.