Thứ Tư, 03/07/2019 15:24

Campuchia cam kết đẩy mạnh vai trò trung tâm của ASEAN

Đại diện chính phủ Campuchia, Bộ trưởng Ngoại giao, Phó Thủ tướng Prak Sokhonn cho biết, trên cương vị là chủ tịch ASEAN năm 2022, Campuchia cam kết tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN để duy trì hòa bình, an ninh và thịnh vượng của khu vực.

Campuchia cam kết thúc đẩy tinh thần ASEAN như một gia đình đoàn kếtCampuchia và chức vụ Chủ tịch ASEAN 2022: Cơ hội và sự chuẩn bịBộ trưởng Ngoại giao Campuchia sang Việt Nam tham dự Hội nghị AMM RetreatNhà ngoại giao Mỹ bắt đầu chuyến thăm đến 4 nước Đông Nam ÁXây dựng ASEAN đoàn kết và duy trì vai trò trung tâm

Campuchia cam kết thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN trên cương vị là chủ tịch luân phiên của khối vào năm 2022. Ảnh minh họa: The ASEAN Post/TTXVN/Vietnam+

Cụ thể, phát biểu trong cuộc họp ngoại giao về vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2022 của Campuchia, ông Prak Sokhonn nhận định, Campuchia sẽ củng cố chủ nghĩa đa phương và các tiến trình đa phương thông qua các cơ chế do ASEAN lãnh đạo, cũng như đảm bảo hành động phối hợp vẫn sẽ cởi mở, minh bạch, bao trùm và dựa trên luật lệ.

Thêm vào đó, Campuchia cũng sẽ thúc đẩy sự tin cậy, tôn trọng, quan tâm và hiểu biết lẫn nhau, phù hợp với các nguyên tắc và mục tiêu được quy định trong Hiến chương Liên Hiệp quốc, Hiến chương ASEAN, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC), cùng với nhiều nguyên tắc và mục tiêu khác.

Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Prak Sokhonn cho hay: “Vị trí trung tâm của ASEAN sẽ được củng cố trong bối cảnh tình trạng chống lại toàn cầu hóa, chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ đang ngày càng gia tăng. Thêm vào đó, nỗ lực thúc đẩy Phương thức ASEAN (ASEAN Way), thống nhất trong đa dạng, xây dựng một cộng đồng quan tâm, chia sẻ và văn hóa hòa bình”.

Campuchia cũng sẽ thúc đẩy tinh thần ASEAN như một đại gia đình đoàn kết.

Là Chủ tịch luân phiên của ASEAN năm 2022, Campuchia sẽ nỗ lực hết sức mình để củng cố và mở rộng quan hệ đối tác của ASEAN với các đối tác bên ngoài, với mục tiêu duy trì hòa bình và ổn định khu vực, cũng như tăng cường các nỗ lực xây dựng cộng đồng ASEAN.

Trong một ý kiến khác có liên quan, Bộ trưởng Bộ Thương mại Campuchia Pan Sorasak cho biết, nước này sẽ thúc đẩy các nỗ lực chung của khối ASEAN nhằm đẩy mạnh cách tiếp cận hành động dựa trên sự cởi mở, trung thực, thiện chí, đoàn kết và hòa hợp trong ASEAN để giải quyết hiệu quả những thách thức chung mà khu vực phải đối mặt.

“Ngoài ra, ưu tiên trước mắt của chúng ta là đảm bảo ASEAN sẽ đạt được những kết quả khả quan khi triển khai nhiều cố gắng nhằm vươn lên mạnh mẽ hơn sau tác động nghiêm trọng gây nên bởi đại dịch COVID-19. Về vấn đề này, Campuchia cam kết hợp tác mạnh mẽ hơn với ASEAN và các đối tác phát triển để duy trì ASEAN là một khu vực có tầm quan trọng đối với thương mại, đầu tư và chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua việc tạo ra lợi ích tối đa từ các hiệp định thương mại tự do hiện có, đặc biệt là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực từ ngày 1/1/2022”, Bộ trưởng Pan Sorasak nhấn mạnh.

Campuchia sẽ hướng dẫn ASEAN đẩy nhanh và hài hòa các mục tiêu của khối trong việc làm sâu sắc hơn quá trình hội nhập khu vực và hội nhập toàn cầu, đồng thời xây dựng khu vực trở lại một cách mạnh mẽ hơn từ đại dịch một cách bao trùm, với khả năng cạnh tranh, khả năng phục hồi, bền vững và bình đẳng.

ASEAN bao gồm 10 nước thành viên là Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Myanmar, Singapore và Việt Nam.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gian nan tìm việc làm
Gian nan tìm việc làm

Nếu chẳng may bị mất việc, phụ nữ tuổi trung niên sẽ gian nan tìm việc làm do các cở sở sản xuất, kinh doanh… chủ yếu tuyển dụng lao động trong độ tuổi từ 18 - 35.

Philippines phê chuẩn hiệp định RCEP
Philippines phê chuẩn hiệp định RCEP

Tối 21/2, Philippines vừa chính thức phê chuẩn Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), với hy vọng hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới này có thể giúp Philippines thu hút việc làm tốt hơn, cùng với đó là cung cấp hàng hóa rẻ hơn trong bối cảnh lạm phát cao kỷ lục.