Thứ Sáu, 09/08/2019 16:12

Mỹ thâm hụt thương mại tăng lên mức kỷ lục trong năm 2021

Các chuyên gia nhận định việc Mỹ tăng mạnh nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu hàng hóa trong nước đã khiến thâm hụt thương mại hàng hóa và dịch vụ tăng 27% trong năm 2021.

Thâm hụt thương mại của Hàn Quốc với Nhật Bản dự kiến chạm mức thấp nhất trong 16 nămMỹ bắt đầu đàm phán thương mại với Nhật Bản

Người dân mua sắm tại một cửa hàng ở New York, Mỹ ngày 10/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Bộ Thương mại Mỹ ngày 8/2 cho biết thâm hụt thương mại cả về hàng hóa và dịch vụ của nước này đã tăng lên mức kỷ lục 859,1 tỷ USD trong năm 2021 do nhập khẩu tăng mạnh.

Nhập khẩu của Mỹ năm 2021 tăng khoảng 20,5% lên 3.390 tỷ USD, trong khi xuất khẩu tăng khoảng 18,5% lên 2.530 tỷ USD.

Mức chênh lệch thương mại này tương đương 3,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong năm 2021, tăng so với mức 3,2% GDP trong năm 2020.

Các chuyên gia kinh tế Tim Quinlan và Shannon Seery thuộc công ty dịch vụ tài chính đa quốc gia Wells Fargo Securities ngày 8/2 nhận định "việc Mỹ tăng mạnh nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu hàng hóa trong nước đã khiến thâm hụt thương mại hàng hóa và dịch vụ tăng 27% trong năm 2021, theo đó ghi nhận mức thâm hụt hằng năm cao kỷ lục."

Hai chuyên gia này đồng thời dự báo "thâm hụt thương mại sẽ tiếp tục gia tăng trong năm nay" trong bối cảnh kinh tế Mỹ phải chật vật ứng phó những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong năm thứ ba liên tiếp.

Theo họ, "nhu cầu bổ sung hàng hóa dự trữ sẽ khiến nhập khẩu tăng mạnh ngay cả khi nhu cầu trong nước trở lại bình thường."

Ngoài ra, tăng trưởng xuất khẩu không ổn định sẽ trở thành một yếu tố cản trở tăng trưởng kinh tế Mỹ trong mỗi quý của năm 2022.

Kinh tế Mỹ năm 2021 tăng trưởng 5,7%, một phần nhờ các biện pháp hỗ trợ tài chính và tiền tệ quy mô lớn, sau khi sụt giảm 3,4% vào năm 2020 do những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Theo các nhà phân tích, lạm phát gia tăng cũng là yếu tố khiến kim ngạch nhập khẩu của Mỹ tăng. Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ trong tháng 12/2021 đã tăng 7% so với cùng kỳ năm 2020,  mức tăng lớn nhất kể từ tháng 6/1982.

Theo Vietnam+

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gỡ điểm nghẽn để thúc đẩy xuất nhập khẩu
Gỡ 'điểm nghẽn' để thúc đẩy xuất nhập khẩu

Mặc dù thủ tục hành chính ở nhiều bộ ngành liên quan đến thương mại hàng hoá xuyên biên giới đã được cải thiện, tuy nhiên doanh nghiệp xuất nhập khẩu vẫn gặp không ít khó khăn khi tuân thủ quy trình.

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Điểm đến mới, dịch vụ mới
Điểm đến mới, dịch vụ mới

Với những tiềm năng, thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, địa lý và văn hóa, Hương Trà đang tích cực tìm hướng đi mới để phát triển du lịch, dịch vụ.

Sản phẩm mới của Prudential lọt TOP 10 sản phẩm - dịch vụ tin dùng của năm chỉ sau bốn tháng ra mắt
Sản phẩm mới của Prudential lọt TOP 10 sản phẩm - dịch vụ tin dùng của năm chỉ sau bốn tháng ra mắt

Tại sự kiện trao giải diễn ra vào tháng 12/2022, PRU-Thiết Thực – sản phẩm bảo hiểm mới nhất của Prudential Việt Nam đã đạt TOP 10 Sản phẩm – Dich vụ tin dùng Nhóm ngành Ngân hàng - Tài chính – Bảo hiểm trong Top 100 Sản phẩm – Dịch vụ tin dùng. Chỉ sau 4 tháng ra mắt, sản phẩm đã nhanh chóng được thị trường đón nhận, ghi dấu cho những nỗ lực không ngừng nghỉ để cải tiến sản phẩm, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng của Prudential Việt Nam.