Chủ Nhật, 22/09/2019 15:16

FED để ngỏ khả năng đẩy nhanh việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát

Chủ tịch Fed cho biết Fed đánh giá lạm phát của Mỹ đang ở mức quá cao, đe dọa tới sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế, đồng thời để ngỏ khả năng Fed sẽ có thể tăng lãi suất quỹ liên bang thêm 25%.

Fed tuyên bố tăng lãi suất để chống lạm phát kỷ lục tại MỹChủ tịch Fed Jerome Powell tiết lộ tiến trình nâng lãi suấtFED tăng lãi suất: Khủng hoảng chờ các nước đang phát triển?

Người dân mua sắm tại một cửa hàng ở New York, Mỹ. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Ngày 21/3, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell đã để ngỏ khả năng tăng lãi suất cao hơn so với mức tăng 0,25% như lần tăng mới nhất để kiềm chế lạm phát.

Phát biểu tại Hội nghị chính sách kinh tế thường niên của Hiệp hội quốc gia các nhà kinh tế doanh nghiệp (NABE) diễn ra từ 20-22/3 tại thủ đô Washington, ông Powell cho biết Fed đánh giá lạm phát của Mỹ đang ở mức quá cao, đe dọa tới sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế.

Ông để ngỏ khả năng Fed sẽ có thể tăng lãi suất quỹ liên bang thêm hơn 0,25% nếu các cuộc họp kết luận rằng điều này là cần thiết.

Theo ông, việc tăng lãi suất sẽ tiếp tục cho tới khi lạm phát trong tầm kiểm soát và thậm chí chính sách tiền tệ có thể được thắt chặt hơn nếu cần thiết để ổn định giá cả. 

Cũng trong phát biểu của mình, Chủ tịch Fed đánh giá thị trường việc làm, dù có sự phục hồi mạnh mẽ, song đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi các nhà quản lý đang phải chật vật với tình trạng thiếu lao động và nhiều người vẫn chưa quay trở lại tham gia thị trường lao động sau dịch COVID-19.

Theo ông Powell, thị trường lao động Mỹ đang trong tình trạng mất cân bằng khi nhu cầu tuyển dụng cao hơn quy mô lực lượng lao động khoảng 5 triệu việc làm.

Tuy nhiên, người đứng đầu Fed bày tỏ lạc quan rằng ngân hàng trung ương có thể kiềm chế lạm phát và ổn định thị trường lao động mà không đẩy nền kinh tế Mỹ vào tình trạng suy thoái.

Ngay cả với cú sốc giá dầu do căng thẳng Nga-Ukraine gây ra, ông Powell nhấn mạnh rằng nền kinh tế đầu tàu thế giới vẫn tăng trưởng mạnh mẽ và hiện ở trạng thái tốt để có thể xử lý những tác động từ chính sách tiền tệ được thắt chặt hơn.

Mặc dù vậy, ông cũng cảnh báo những diễn biến khó lường trong cuộc xung đột Nga-Ukraine cùng các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga có thể tác động đáng kể tới nền kinh tế Mỹ.

Hôm 16/3 vừa qua, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), hội đồng gồm các quan chức Fed chịu trách nhiệm thiết lập chính sách tiền tệ, đã tăng lãi suất quỹ liên bang thêm 0,25%, qua đó nâng biên đội lãi suất lên mức 0,25-0,5%.

Dự báo kinh tế hàng quý của Fed được công bố vào tuần trước cho thấy hầu hết các quan chức Fed đều dự đoán lãi suất liên bang sẽ tăng lên 1,9% vào cuối năm nay và lên khoảng 2,8% vào cuối năm 2023. 

Trong tháng 2 vừa qua, giá tiêu dùng tại Mỹ đã lên mức cao kỷ lục mới vào tháng 2 trong bối cảnh nền kinh tế đầu tàu thế giới đang phải đối mặt với lạm phát tăng cao và tình trạng này có khả năng còn kéo dài do ảnh hưởng của cuộc xung đột tại Ukraine. 

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 2 cao hơn 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Bộ Lao động Mỹ cho biết đây là mức gia tăng mạnh nhất kể từ tháng 1/1982 khi giá dầu, lương thực và nhà ở đều tăng.

CPI tăng đồng nghĩa với việc mức giá trung bình của hàng hóa, dịch vụ tăng. Chỉ số này giúp đánh giá mức độ lạm phát của nền kinh tế.

Giá cả tại Mỹ tăng cao do tác động của tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng, thiếu hụt nguyên vật liệu và nhân lực, cũng như nhu cầu tiêu dùng tăng cao khi nền kinh tế  đang trong quá trình phục hồi sau đại dịch.

Theo nhận định của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, giá cả tăng cao là một vấn đề và lạm phát hằng năm sẽ vẫn ở mức cao. Bà tin tưởng Fed sẽ có những bước đi mang tính quyết định nhằm kéo lạm phát đi xuống.

Theo Vietnam+

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.