Thứ Hai, 17/02/2020 16:10

Thúc đẩy công tác ngoại giao kinh tế trong quan hệ Việt Nam-Lào

Việt Nam sẵn sàng phối hợp, chia sẻ thông tin đánh giá về tình hình kinh tế thế giới, các ý kiến nhận định về những vấn đề mới nổi lên, cũng như kinh nghiệm triển khai ngoại giao kinh tế với phía Lào.

Cộng đồng người Việt tại Lào tổ chức Đại lễ Vu lan báo hiếuKim ngạch thương mại Việt - Lào tăng cao trong nửa đầu năm 2022Kỷ niệm Việt-Lào: Toàn văn diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước LàoTình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt-Lào

Quang cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Sáng 17/8, tại thủ đô Vientiane, Bộ Ngoại giao Lào và Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tổ chức Chương trình tọa đàm trao đổi về công tác ngoại giao kinh tế.

Phát biểu tại tọa đàm, bà Nguyễn Minh Hằng, Trợ lý Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế cho biết Bộ Ngoại giao Việt Nam xác định ngoại giao kinh tế là một trong những nhiệm vụ cơ bản, trung tâm của nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, là một động lực cho phát triển đất nước; khẳng định Bộ Ngoại giao Việt Nam sẵn sàng mọi lúc, mọi nơi cùng phối hợp, chia sẻ thông tin đánh giá về tình hình kinh tế thế giới, các ý kiến nhận định về những vấn đề mới nổi lên, cũng như kinh nghiệm triển khai ngoại giao kinh tế với phía Lào.

Tại cuộc tọa đàm, hai bên đều nhất trí về tầm quan trọng, vai trò của công tác ngoại giao kinh tế trong góp phần phát triển đất nước; khẳng định trong bối cảnh tình hình thế giới hết sức bấp bênh và vô cùng phức tạp đang tác động rất mạnh đến các nền kinh tế trong khu vực như hiện nay, việc bộ Ngoại giao hai nước tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm về cách thức làm ngoại giao kinh tế, cũng như các biện pháp hóa giải khó khăn, tận dụng các tiềm năng và cơ hội phát triển kinh tế-xã hội là rất đúng thời điểm.

Các đại biểu tham dự tọa đàm đã lắng nghe nhiều tham luận về công tác ngoại giao kinh tế của mỗi nước; về phát triển chiến lược ngoại giao kinh tế; triển khai hội nhập kinh tế quốc tế phục vụ phát triển kinh tế đất nước; thúc đẩy công tác ngoại giao kinh tế trong quan hệ Việt Nam-Lào; một số kinh nghiệm trong triển khai công tác ngoại giao kinh tế của Việt Nam.

Hai bên cũng thẳng thắn trao đổi về những khó khăn trong công tác ngoại giao kinh tế, các định hướng mới về huy động nguồn lực, đặc biệt từ hội nhập quốc tế, cũng như cách thức mà Bộ Ngoại giao đồng hành và hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương trong lĩnh vực ngoại giao kinh tế dựa trên mục tiêu, tôn chỉ cao nhất là phục vụ cho sự phát triển của đất nước.

Dự kiến chiều cùng ngày tại thủ đô Vientiane, Bộ Ngoại giao hai nước sẽ tiếp tục phối hợp tổ chức cuộc tọa đàm về “Triển khai đồng bộ, hiệu quả công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phục hồi và phát triển kinh tế đất nước”.

Theo Vietnam+

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.