Thứ Hai, 23/03/2020 15:53

Khả năng xác định các biến thể COVID-19 mới đang giảm dần khi hoạt động kiểm dịch giảm

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa ra cảnh báo rằng họ đang gặp khó khăn trong việc xác định và theo dõi các biến thể COVID-19 mới, khi chính phủ các nước ngừng thử nghiệm và giám sát các biến thể, đe dọa đến tiến bộ đạt được trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19.

Nhiều biến thể phụ của Omicron có đồng nghĩa virus đang ngày càng đột biến?Liệu Deltacron sẽ giống hay khác Delta và Omicron?Nguy cơ tái nhiễm ở những bệnh nhân đã mắc Omicron là rất thấpKhẩn trương đánh giá hiệu quả thuốc, vắc xin với biến thể OmicronThế giới sẽ quay lại quỹ đạo bình thường trong 1 năm nữa

Vẫn còn một chặng đường rất dài để có thể loại bỏ hoàn toàn đại dịch COVID-19. Ảnh minh họa: Getty Images/TTXVN/Vietnam+

Bà Maria Van Kerkhove Trưởng bộ phận kỹ thuật thuộc bộ phận dịch bệnh khẩn cấp của WHO nhận xét, đại dịch vẫn đang lưu hành ở “mức độ cực kỳ dữ dội” trên khắp thế giới. Tổ chức WHO cực kỳ lo ngại rằng đại dịch đang phát triển vào thời điểm không còn những xét nghiệm mạnh mẽ để giúp xác định nhanh chóng các biến thể mới.

Bà Maria Van Kerkhove trả lời phóng viên các báo rằng: “Khả năng truy vết các biến thể và biến thể phụ trên khắp thế giới đang giảm đi vì khả năng giám sát đang giảm dần. Điều này làm hạn chế khả năng đánh giá những biến thể và biến thể phụ đã tồn tại, cũng như khả năng theo dõi và xác định biến thể mới”.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo nguy cơ ngày càng rõ về các biến thể nguy hiểm hơn đang xuất hiện khi virus tiếp tục lây lan và biến đổi. Đại dịch chưa kết thúc nhưng sự kết thúc đã ở trong tầm mắt. Hiện thế giới đã trải qua 2 năm rưỡi trong một đường hầm tối tăm và chúng ta chỉ mới bắt đầu nhìn thấy ánh sáng le lói ở phía cuối đường hầm, nhưng vẫn còn một đoạn đường rất dài và đường hầm ấy vẫn rất tối tăm với nhiều chướng ngại vật mà chúng ta cần phải vượt qua.

Trong một ý kiến khác có liên quan, bà Maria Van Kerkhove thông tin WHO hiện đang theo dõi khoảng 200 biến thể phụ của Omicron. Trong đó tổ chức đang theo dõi sát sao đến biến thể BA.2.75, BF.7 và BA.4.6. Những biến thể này đã bắt đầu có chỗ đứng ở các quốc gia như Mỹ, nơi biến thể Omicron BA.5, dòng biến thể lây lan nhanh nhất, đã chiếm ưu thế trong nhiều tháng qua.

Hiện WHO vẫn chưa thể dự đoán chính xác sự biến đổi của COVID-19 từ mùa này sang mùa khác. Một số chuyên gia y tế công cộng tin rằng virus này cuối cùng sẽ hoạt động tương tự bệnh cúm tại những nơi có các đợt dịch có thể kiểm soát được vào mùa thu và mùa đông.

Mặc dù tương lai là không chắc chắn, song ông Terdos vẫn nhận xét rằng thế giới đang ở “vị trí tốt hơn đáng kể” so với bất kỳ thời điểm nào trước đây khi đại dịch xảy ra, bởi 2/3 dân số thế giới đã được tiêm chủng, trong đó gồm ¾ là nhân viên y tế và người lớn tuổi.

Theo số liệu của WHO, số ca tử vong hàng tuần gây nên do COVID-19 tiếp tục giảm đáng kể ở tất cả các khu vực trên thế giới và hiện chỉ chiếm 10% so với mức đỉnh của đại dịch ghi nhận vào tháng 1/2021. Hơn 9.800 người đã tử vong vì COVID-19 trong tuần kết thúc vào ngày 18/9, giảm 17% so với một tuần trước đó. Ở hầu hết các quốc gia, các hạn chế đã chấm dứt và cuộc sống đã trông như lúc trước đại dịch. Kể cả là vậy, nhìn chung, 10.000 trường hợp tử vong ghi nhận mỗi tuần là quá nhiều khi số ca tử vong này có thể phòng tránh được.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)        

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.