Thứ Năm, 26/03/2020 15:32

Tỉ giá bảng Anh so với đô la Mỹ thấp nhất trong 50 năm

Theo Đài BBC, trong ngày 26/9, tỉ giá bảng Anh đã giảm xuống mức thấp nhất so với USD kể từ năm 1971 khi giảm hơn 4%, xuống mức 1 bảng Anh đổi 1,03 USD trước khi tăng lên mức 1 bảng Anh đổi 1,05 USD.

Anh - Australia đạt thỏa thuận thương mại song phươngIMF cảnh báo sẽ một lần nữa cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu

Đồng bảng Anh - Ảnh: REUTERS

Việc đồng bảng Anh mất giá xảy ra sau khi Bộ trưởng Tài chính Vương quốc Anh Kwasi Kwarteng công bố các đợt cắt giảm thuế lịch sử ở nước này. 

Ngoài ra, đồng tiền này cũng chịu áp lực do Cục Dự trữ liên bang Mỹ tăng lãi suất khiến đồng USD tăng giá.

Đồng euro cũng chạm mức thấp nhất trong 20 năm so với USD trong giao dịch sáng nay ở châu Âu. Giới đầu tư lo ngại nguy cơ suy thoái kinh tế, mùa đông đến gần mà chưa có dấu hiệu cho thấy khủng hoảng năng lượng và xung đột ở Ukraine sẽ chấm dứt.

Ông Peter Escho, đồng sáng lập tập đoàn đầu tư Wealthi, cho biết: "Tất cả các loại tiền tệ đang bị mất giá so với USD. Nhưng với đồng bảng Anh, thông tin chính phủ mới sẽ cắt giảm thuế, yếu tố có vai trò gây lạm phát đã khiến việc mất giá của đồng tiền này trầm trọng hơn".

Ông cho rằng: "Các khoản trợ cấp năng lượng gần đây và thông tin Ngân hàng Trung ương Anh có thể tổ chức họp để tăng lãi suất khẩn cấp đã gây cảm giác hoảng sợ".

Tuần trước thị trường toàn cầu đã sụt giảm sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ và một số ngân hàng trung ương lớn khác, trong đó có Ngân hàng Trung ương Anh, tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát.

Theo các chuyên gia, nếu đồng bảng Anh vẫn ở mức thấp này so với đồng USD, nhập khẩu các mặt hàng được định giá bằng USD như dầu và khí đốt sẽ đắt đỏ hơn.

Các mặt hàng nhập khẩu khác từ Mỹ cũng có thể đắt hơn đáng kể và du khách Anh ở Mỹ sẽ thấy kỳ nghỉ của họ tốn kém hơn. 

Theo BBC, chắc chắn các nhà đầu tư sẽ theo dõi chặt chẽ những biến động của đồng bảng Anh khi thị trường tài chính mở cửa tại Anh, châu Âu và sau đó là Mỹ trong ngày 26/9.

Theo Tuoitre

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

IEA Khủng hoảng năng lượng thúc đẩy tiết kiệm điện
IEA: Khủng hoảng năng lượng thúc đẩy tiết kiệm điện

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), cuộc xung đột Nga - Ukraine đã thúc đẩy các quốc gia trên thế giới tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng, tạo ra "tiềm năng to lớn" để giải quyết vấn đề giá cả năng lượng tăng cao, an ninh năng lượng và biến đổi khí hậu.

Khủng hoảng khí đốt ở châu Âu sẽ ngày càng trầm trọng
Khủng hoảng khí đốt ở châu Âu sẽ ngày càng trầm trọng

Châu Âu đang lâm vào thế khó do đường ống dẫn khí đốt của Nga cơ bản bị ngừng hoạt động và trong ngắn hạn, hầu như không có giải pháp để thay thế. Do đó, dự báo khủng hoảng khí đốt của EU sẽ ngày càng trầm trọng hơn.

Khủng hoảng năng lượng châu Âu Người tiêu dùng đối mặt với mùa đông khó khăn phía trước
Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Người tiêu dùng đối mặt với mùa đông khó khăn phía trước

Châu Âu đang chạy đua để tìm kiếm các giải pháp cho cuộc khủng hoảng năng lượng khi mùa đông - thời điểm thường tiêu thụ nhiều năng lượng hơn – đang đến gần. Nhiều chuyên gia cho rằng EU có thể sẽ vượt qua được khủng hoảng, nhưng vẫn phải gánh chịu một số “tổn thương” về kinh tế và xã hội.