Thứ Bảy, 28/03/2020 10:37

Financial Times: Việt Nam thuộc nhóm 7 nền kinh tế nổi bật khi thế giới đang nhiều khó khăn

Báo Financial Times (Anh) ngày 26/9 đã đăng bài viết với nội dung đánh giá cao những kết quả hoạt động kinh tế mà 7 quốc gia, trong đó có Việt Nam, đạt được trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang đối mặt nhiều khó khăn.

ADB: Nền tảng kinh tế mạnh mẽ là chìa khóa cho sự phục hồi nhanh tại Việt NamViệt Nam là đối tác và người bạn lớn của Singapore trong ASEANViệt Nam là điểm sáng trong triển vọng kinh tế khu vực còn ảm đạm

Quán cà phê ven sông Sài Gòn, TP.HCM - Ảnh: AFP

Tác giả bài báo là ông Ruchir Sharma, chủ tịch của Rockerfeller International và là cựu chiến lược gia tại Công ty quản lý Quỹ đầu tư Morgan Stanley. Ông Ruchir Sharma từng xuất bản cuốn sách "Quốc gia thăng trầm", lý giải sự thăng trầm của nền kinh tế thế giới từ cuối thập niên 1990 đến đầu những năm 2000.

Theo tác giả, 7 quốc gia nổi bật trong bối cảnh kinh tế thế giới đang nghiêng về suy thoái và lạm phát gia tăng gồm: Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Saudi Arabia và Nhật Bản.

Ông Ruchir Sharma gọi nhóm nói trên là "7 kỳ quan kinh tế". Điểm chung của các nền kinh tế này là tăng trưởng tương đối cao, lạm phát vừa phải hoặc lợi nhuận thị trường chứng khoán cao so với các nền kinh tế khác.

Tác giả chia sẻ cái tên ít ngạc nhiên nhất trong danh sách chính là Việt Nam. Bằng cách đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng, Việt Nam đang tăng trưởng gần 7%, tốc độ nhanh nhất trên thế giới.

Với các nền kinh tế còn lại trong danh sách, tác giả cũng đưa ra những phân tích và nhận định về các yếu tố giúp mỗi nước tránh khỏi suy thoái kinh tế toàn cầu.

Indonesia có nguồn tài nguyên phong phú, thị trường nội địa 276 triệu dân nên không quá phụ thuộc vào xuất khẩu. Đồng tiền của nước này cũng rất ổn định trong bối cảnh hầu hết các loại tiền tệ đều giảm giá mạnh so với đồng đô la. Tăng trưởng của Indonesia là 5% và lạm phát chỉ dưới 5%.

Theo ông Sharma, Ấn Độ vẫn sẽ là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, nhờ vào cải cách để thu hút đầu tư. Đầu tư mới vào dịch vụ kỹ thuật số và sản xuất đang mang lại hiệu quả và thị trường nội địa rộng lớn giúp Ấn Độ tránh khỏi suy thoái kinh tế toàn cầu.

Hy Lạp đang hồi sinh nhờ đầu tư nước ngoài và du lịch. Bồ Đào Nha cũng tương tự khi chính sách "thị thực vàng" thu hút làn sóng những người giàu mới nổi.

Saudi Arabia thì đa dạng hóa nền kinh tế bên cạnh dầu mỏ, cải cách nới lỏng hạn chế với phụ nữ, công nhân, du khách và cuộc sống về đêm đã thúc đẩy tăng trưởng dự kiến đạt 6% trong những năm tới.

Tuy nhiên, tác giả cho rằng bất kỳ nền kinh tế nào trong nhóm "7 kỳ quan kinh tế" nói trên cũng có thể đảo chiều tiêu cực do những bất ổn địa, chính trị trên toàn cầu.

Theo Tuoitre

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Điểm sáng nông thôn
Điểm sáng nông thôn

Từ phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” đã thật sự tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức hội viên nông dân (HVND) xã Quảng Thọ (Quảng Điền) trong bảo vệ môi trường, xây dựng đường làng, ngõ xóm “sáng, xanh, sạch, đẹp”.