Thứ Sáu, 26/06/2020 07:54

"Bom lốc xoáy": Nỗi ám ảnh của nước Mỹ

Hiện tượng thời tiết cực đoan mang tên "bom lốc xoáy", còn gọi là "xoáy thuận bùng nổ", đã nhấn chìm tuần lễ Giáng sinh của nhiều người Mỹ trong bão tuyết.

'Kinh đô ánh sáng' đón Giáng sinh với tinh thần tiết kiệm năng lượngMùa đông cực đoan bủa vây nhiều nướcThời tiết giá lạnh, tuyến tàu điện quan trọng ở châu Âu bị gián đoạnGiải quyết khủng hoảng nước là chìa khóa cho hành động khí hậu và phát triển bền vữngSingapore và nỗi lo bệnh sởi được cảnh báo trên toàn thế giới

Một nhà hàng bị bao phủ trong lớp băng cạnh hồ Erie trong cơn bão mùa đông đổ bộ vùng Buffalo ở Hamburg, New York - Mỹ hôm 24-12. Ảnh: Reuters

Viết trên The Conversation, PGS địa lý Esther Mulens từ ĐH Florida cho biết "bom lốc xoáy" được định nghĩa là cơn bão lớn dữ dội, có áp suất thấp ở trung tâm giảm rất thấp - ít nhất 24 milibar trong 24 giờ - mang theo bão tuyết, giông bão tàn khốc và lượng mưa lớn.

Được mô tả lần đầu trong nghiên cứu năm 1980 bởi 2 nhà khí tượng học Mỹ - Canada Frederick Sanders và John Gyakum, "bom lốc xoáy" không lạ với nước Mỹ vì bờ biển phía Đông nước này là một trong những "nhà máy tạo bom" mạnh mẽ nhất thế giới.

Các cơn bão ở vĩ độ trung bình lấy năng lượng từ sự tương phản nhiệt độ lớn của không khí từ vĩ độ thấp và dòng hải lưu Gulf Stream ấm áp.

Phân tích trên AP, nhà khí tượng học ở Atlanta Ryan Manue cho biết chính xoáy cực tràn xuống Canada và Mỹ những ngày qua này chịu trách nhiệm cho "bom lốc xoáy". Khi khối khí lạnh tích tụ lâu ngày trên mặt đất tuyết lạnh giá của Bắc Cực bị các luồng phản lực đẩy xuống nước Mỹ, nó sẽ gặp không khí ấm và ẩm hơn rồi phát triển thành "quả bom" thời tiết nghiêm trọng.

Đó là xoáy cực được Cục Quản lý Khí quyển và đại dương Mỹ (NOAA) cảnh báo từ hôm 21-12. Nó đã tác động và sẽ ảnh hưởng đến phần lớn nước Mỹ từ ngày 22 đến 26-12, mang theo nhiệt độ thấp hơn tận 40 độ so với mức trung bình. Trong đó, gió lạnh đe dọa tính mạng xuống tới -50 độ C có thể xảy ra ở phía Bắc dãy Rocky.

Một quả "bom lốc xoáy" như vậy đang phát triển gần vùng Ngũ Đại Hồ, gây ra bão tuyết dữ dội. Trong khi đó, xoáy cực gây ra nó khiến nhiều khu vực khác đóng băng sâu và một cơn bão mùa đông dữ dội càn quét hầu hết phần còn lại ở nước Mỹ.

Ít nhất 18 người đã thiệt mạng, đa số là do tai nạn xe hơi trên các con đường đóng băng. Theo dịch vụ theo dõi chuyến bay FlightAware, hơn 2.700 chuyến bay của Mỹ bị hủy hôm 24-12, trong khi 6.400 chuyến khác bị chậm trễ. Hơn 5.000 chuyến cũng bị hủy hôm 23-12. Nhiều người vất vả tìm lối ra khỏi nhà giữa tuyết dày hàng chục centimet chỉ trong một đêm.

Theo Reuters, khoảng 700.000 người Mỹ đã bị mất điện hôm 24-12, góp phần với thời tiết tạo nên đêm Giáng sinh "lạnh nhất lịch sử". Con số này đã giảm mạnh so với sáng cùng ngày - vốn có tới 1,8 triệu hộ gia đình và doanh nghiệp bị mất điện.

Không chỉ gây mất điện và giảm sản lượng điện, thời tiết đóng băng cũng làm một loạt nhà máy lọc dầu từ Dakota đến Texas phải ngừng hoạt động vì lỗi thiết bị. Đại diện nhà máy Cameron LNG của Sempra Infrastructure ở Lousiana cho biết thời tiết làm gián đoạn quá trình sản xuất khí tự nhiên hóa lỏng.

Giá dầu chuẩn của Mỹ hôm 23-12 đã tăng lên tận 2,4%, khí đốt ngày 24-12 cũng tăng 22%, mức cao nhất kể từ đợt đóng băng sâu năm 2021. Giá điện ở Texas vọt lên 3.700 USD/megawatt trong khi các nhà sản xuất điện nhiều nơi kêu gọi người dân tiết kiệm.

Theo Chương trình Nghiên cứu biến đổi toàn cầu của Mỹ, các cơn bão mùa đông đã gia tăng về tần suất và cường độ trong vòng 70 năm qua. Điều đó một phần là do biến đổi khí hậu, vì hành tinh này bốc hơi nhiều nước hơn vào bầu khí quyển khi nó ấm lên, dẫn đến tổng lượng mưa nhiều hơn.

2/3 dân số Canada cũng chịu ảnh hưởng

Gió mạnh, mưa lạnh và tuyết cũng đang bao trùm Canada khiến nhiều trường học đóng cửa, các hộ gia đình bị cắt điện và hàng loạt chuyến bay bị hủy bỏ. Trong đó, hãng hàng không lớn thứ 2 Canada là WestJet Airlines đã chủ động hủy toàn bộ chuyến bay tại các sân bay ở Toronto, Ottawa và Quebec. Hôm 23-12, 270.000 người ở Quebec đã bị mất điện.

Theo nhà khí tượng học Steve Flisfeder từ Cơ quan Môi trường Canada ở Toronto, 2/3 dân số nước này sẽ chịu ảnh hưởng của cơn bão mùa đông tàn khốc được kết nối với hệ thống thời tiết cực đoan đang hoành hành ở Mỹ.

Trung sĩ cảnh sát tỉnh Ontario, ông Kerry Schmidt, cho biết cảnh sát đã nhận được báo cáo về hơn 100 phương tiện liên quan đến nhiều vụ va chạm khiến một đường cao tốc lớn phải tạm đóng. Tại tỉnh British Columbia, cơn bão đã mang theo lớp tuyết dày từ 5 đến 10 cm trong đêm trước khi chuyển sang mưa lạnh và băng, buộc các cây cầu và con đường quan trọng phải đóng cửa.

Theo Người Lao động

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.