Chủ Nhật, 04/06/2017 08:12

Chỉ 1/5 các quốc gia có chiến lược chăm sóc sức khỏe để đối phó với biến đổi khí hậu

Bảo vệ sức khỏe người dân khỏi các nguy cơ từ biến đổi khí hậu như sốc nhiệt, tác động của bão và sóng thần… chưa bao giờ quan trọng hơn hiện nay, nhưng hầu hết các quốc gia đang rất ít chú trọng về vần đề này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hôm qua (3/12).

Biến đổi khí hậu đe dọa sức khỏe người dân châu Á-Thái Bình DươngCOP24: Hành động khí hậu có thể cứu sống 1 triệu người vào năm 2050Biến đổi khí hậu trở thành mối đe dọa sức khỏe toàn cầu lớn nhất thế kỷ 21WHO: Biến đổi khí hậu gây ra các nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng

Biến đổi khí hậu là nguyên nhân làm gia tăng số người tử vong sớm trong những năm gần đây. Nguồn: Washington Post/Baomoi

Bài đánh giá toàn cầu đầu tiên ở hơn 100 quốc gia của WHO cho thấy, mặc dù có khoảng 50% các nước trên đã phát triển chiến lược để đối phó với biến đổi khí hậu thì chưa đến 1/5 có đủ nguồn tài chính để thực hiện tất cả các cam kết đưa ra.

Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, biến đổi khí hậu không chỉ tạo ra gánh nặng cho các thế hệ tương lai, mà còn là cái giá mà mọi người đang phải trả liên quan sức khỏe. Điều bắt buộc là các quốc gia cần có các nguồn lực cần thiết để chống lại biến đổi khí hậu và bảo vệ sức khỏe người dân ở hiện tại và trong tương lai.

Trong số các rủi ro liên quan đến khí hậu đối với sức khỏe của người dân, những nguy cơ phổ biến nhất là sốc do nhiệt, thương tích hoặc tử vong do các sự kiện thời tiết khắc nghiệt. Ngoài ra, các vấn đề an ninh lương thực và nước, cùng với các bệnh do vector gây ra, như dịch tả, sốt xuất huyết hoặc sốt rét, cũng được chú trọng.

Bất chấp các phát hiện trên, khoảng 60% các nước cho thấy biến đổi khí hậu chỉ có tác động rất ít hoặc gần như không ảnh hưởng đến việc phân bổ nguồn nhân lực hoặc tài chính để thực hiện các thay đổi cần thiết để bảo vệ sức khỏe của mọi người.

Một triệu người được cứu nhờ giảm ô nhiễm không khí

Nghiên cứu trước đây của WHO đã phát hiện ra rằng việc giảm lượng khí thải carbon theo Thỏa thuận Paris có thể cứu sống khoảng 1 triệu người mỗi năm trên toàn thế giới vào năm 2050 chỉ bằng cách giảm ô nhiễm không khí.

Tiến sĩ Maria Neira của WHO cho rằng, Thỏa thuận Paris có thể trở thành thỏa thuận y tế quốc tế mạnh nhất thế kỷ. Tuy nhiên, nhiều quốc gia lại không thể tận dụng tiềm năng này, WHO nhấn mạnh, dựa trên dữ liệu cho thấy có chưa tới 1/4 các quốc gia có  sự hợp tác giữa y tế và các lĩnh vực quan trọng thúc đẩy chống biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí, cụ thể là giao thông, sản xuất điện và năng lượng hộ gia đình.

Ưu tiên sức khỏe, khả năng phục hồi

Những lợi ích về sức khỏe có được từ việc cắt giảm lượng khí thải carbon hiếm khi được phản ánh trong các cam kết khí hậu quốc gia, WHO cũng lưu ý, với chỉ 1/5 các khoản đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDCs) đề cập đến sức khỏe trong bối cảnh giảm phát thải và chỉ 1/10 NDCs được dùng cho các lợi ích sức khỏe dự kiến.

Tiến sĩ Maria Neira, Giám đốc Ủy ban Môi trường, Biến đổi khí hậu và Sức khỏe thuộc WHO cho biết, để Hiệp định Paris có hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của mọi người, tất cả các cấp chính quyền cần ưu tiên xây dựng khả năng phục hồi của hệ thống y tế trước biến đổi khí hậu và ngày càng có nhiều chính phủ càn đi theo hướng đó.

BẢO NGHI (Lược dịch từ UN)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.