Thứ Ba, 06/06/2017 10:27

Canada: Mục tiêu đưa lượng khí thải carbon dioxide về 0 vào năm 2050

Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, chiều 5/12, phiên họp đầu tiên của Quốc hội mới tại Canada chính thức khai mạc sau cuộc tổng tuyển cử cách đây một tháng rưỡi.

Lượng khí thải carbon toàn cầu chạm mức cao kỷ lục trong năm 2018Sau 3 năm ổn định, lượng khí thải toàn cầu tiếp tục tăng trong năm 2017Vận tải biển đối mặt yêu cầu cắt giảm phát thải CO2OECD: Thuế năng lượng quá thấp để đối phó với biến đổi khí hậu

Trong diễn văn khai mạc, Toàn quyền Canada, bà Julie Payette đã kêu gọi tinh thần hợp tác của các nghị sĩ trong nhiều vấn đề như cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, củng cố tầng lớp trung lưu, hòa hợp dân tộc, đảm bảo để người dân được an toàn và khỏe mạnh, và để Canada thành công trong một thế giới bất ổn. Đây cũng là những điểm chính trong chương trình nghị sự của chính phủ đảng Tự do.

Trước đó, các nghị sĩ đã bầu ông Anthony Rota là Chủ tịch Hạ viện mới của Canada.

Thủ tướng Justin Trudeau khẳng định Chính phủ Canada cần hành động để bảo vệ môi trường, đồng thời thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và cải thiện đời sống của người dân.

Ottawa đặt mục tiêu đưa lượng khí thải carbon dioxide về 0 vào năm 2050. Đây được đánh giá là một mục tiêu tham vọng, nhưng cần thiết, để bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế.

Thủ tướng Trudeau bày tỏ mong muốn toàn bộ người dân Canada được hưởng lợi từ thành công của nền kinh tế và cho biết chương trình hành động đầu tiên của chính phủ là cắt giảm thuế cho người dân (trừ nhóm người giàu nhất trong xã hội), tăng thu nhập cho các hộ gia đình trung lưu, tạo điều kiện để người dân được tiếp cận với giáo dục, hỗ trợ người mua nhà lần đầu,…

Đặc biệt, chính phủ cũng cam kết hỗ trợ người dân tham gia lực lượng lao động, nâng cao tay nghề trong khuôn khổ của kế hoạch xây dựng một nền kinh tế vững mạnh và hiện đại.

Theo giới quan sát, những quyết định liên quan đến chương trình hành động chống biến đổi khí hậu sẽ là phép thử quan trọng đối với nội các mới của Thủ tướng Justin Trudeau.

Mục tiêu của Thủ tướng Trudeau muốn xoa dịu tâm trạng bất mãn của người dân ở miền Tây, khu vực sản xuất dầu mỏ chủ chốt của Canada.

Tuy nhiên, mục tiêu này lại xung đột với mục tiêu của Ottawa muốn giảm mạnh lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Canada nằm trong nhóm 10 nước thải nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính nhất và cũng là một trong những quốc gia có mức phát thải tính trên đầu người cao nhất thế giới.

Theo TTXVN

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.