Thứ Sáu, 07/07/2017 19:54

Tình hình thế giới qua điểm nhìn của lãnh đạo Singapore

Trong phát biểu mới nhất của Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore Chan Chun Sing, nước này vẫn tương đối lạc quan về nền kinh tế thế giới, song nhìn chung vẫn tồn tại rất nhiều vấn đề bất ổn trên toàn cầu. Trong đó, lo lắng nhất là mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc.

Thế giới cần đẩy nhanh hành động đối phó với dịch sởiWHO tập trung cải thiện tình hình sức khoẻ ở Đông Á - Nam Á

Vẫn còn nhiều vấn đề trên thế giới cần giải quyết. Ảnh minh họa: Dân trí

Trong bối cảnh Washington và Bắc Kinh tuyên bố sẽ ký kết thỏa thuận thương mại “giai đoạn 1” vào ngày 15/1 sắp tới, tình hình tiêu cực của căng thẳng thương mại đã dần chuyển biến theo hướng tích cực hơn với Mỹ, Trung Quốc nói riêng và cả các nước trên thế giới nói chung.

“Đây là mối quan hệ song phương quan trọng nhất đối với hai nước và cả phần còn lại của thế giới. Chúng tôi hi vọng rằng đây là sẽ bước tiến đầu tiên nhằm thúc đẩy mối quan hệ này ngày càng phát triển một cách vững chắc hơn”, Bộ trưởng Chan Chun Sing nhận định.

Được biết, có rất nhiều vấn đề về cơ cấu sâu sắc giữa hai nước bao gồm những điểm khác biệt trong cách thức mà chính phủ Mỹ và Trung Quốc quyết định cơ cấu nền kinh tế. Ngoài ra, các bất đồng cũng đến trong căng thẳng thương mại và trợ cấp cho nghiên cứu và phát triển công nghệ vũ trụ... Do đó, thỏa thuận thương mại một phần này có thể sẽ tạo nên nền tảng cơ sở cho hai nước để thiết lập “lòng tin chiến lược”.

Cũng là một trong những vấn đề trên thế giới đáng lưu tâm, Bộ trưởng Chan Chun Sing cũng nhắc đến việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).

Dựa trên dự thảo thỏa thuận Brexit, ảnh hưởng trực tiếp của Brexit có thể sẽ được giới hạn do Vương quốc Anh về cơ bản vẫn được coi là một thành viên của EU và vẫn tham gia vào các thỏa thuận quốc tế của khối, đơn cử như thỏa thuận thương mại tự do EU – Singapore (EUSFTA) với hiệu lực kéo dài ít nhất là đến cuối năm 2020.

Tuy nhiên, điều này vẫn hoàn toàn có thể thay đổi tùy thuộc vào quyết định cuối cùng của Anh trong những tuần tới. Những gì xảy ra vào năm 2020 cũng vẫn chưa thể xác định chính xác được.

Bên cạnh những ảnh hưởng gây nên từ áp lực đáng kể đang đè nặng lên hệ thống thương mại đa phương, cụ thể là nguy cơ của một hệ thống thương mại phân mảng sẽ tăng lên, khi cơ quan phúc thẩm của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) buộc phải ngừng hoạt động từ ngày 11/12/2019 do thiếu số lượng thẩm phán tối thiểu cần thiết, cần phải kể đến những vấn đề không lường trước được như căng thẳng giữa Mỹ và Iran đang gia tăng, sau khi tướng Qassem Soleimani, lãnh đạo lực lượng tinh nhuệ Quds của Iran thiệt mạng trong cuộc không kích của Mỹ diễn ra ngày 3/1.

Bàn về vấn đề này, giới chức Singapore cho biết, bất kỳ sự leo thang nào giữa hai nước đều có thể gây ra sự bất ổn hơn nữa ở khu vực Trung Đông và điều này có thể tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu.

Không dừng lại ở đó, giới chuyên gia nhận định rằng những rủi ro chính trị, chẳng hạn như sự hồi sinh của chủ nghĩa dân túy trên toàn thế giới cũng đã và đang gây bất lợi cho công cuộc thúc đẩy tăng trưởng trong nhiều thập kỷ.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ CNA & Foreign Policy)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.