Chủ Nhật, 16/07/2017 19:38

Nhu cầu năng lượng ở Đông Nam Á dự kiến tăng 60% đến năm 2040

Theo dữ liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nhu cầu năng lượng của các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã tăng 80% kể từ năm 2000 và dự kiến trong tương lai, nhu cầu năng lượng của khu vực ​​sẽ tiếp tục tăng thêm 60% từ nay đến năm 2040.

Đông Nam Á tiếp nhận đầu tư kỷ lục vào công nghệ y tế trong năm 2019Đông Nam Á hiện tại và điểm nhìn hướng đến tương lai

Khai thác dầu khí tại mỏ Bạch Hổ, Việt Nam. Ảnh: Laodong

“Đông Nam Á sẽ trở thành động lực chính của xu hướng năng lượng thế giới trong 20 năm tới khi nhu cầu năng lượng tăng gấp đôi mức trung bình toàn cầu, phản ánh sự tăng trưởng kinh tế của khu vực, nhưng đồng thời cũng làm gia tăng thách thức cho các nhà hoạch định chính sách”, IEA cho biết.

Trong bối cảnh đó, nhiều quốc gia Đông Nam Á đang tìm kiếm nguồn tài nguyên dầu khí để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng. IEA dự báo nhu cầu dầu trong khu vực này sẽ vượt 9 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2040 so với 6,5 triệu thùng/ngày hiện nay. Các nguồn khí ga tự nhiên trong nước, cũng như khí thiên nhiên hóa lỏng nhập khẩu (LNG), cũng được dự kiến ​​sẽ đóng một vai trò quan trọng trong tổng thể năng lượng của Đông Nam Á.

Thực tế, việc sản xuất dầu và khí đốt ở các nước Đông Nam Á đã không theo kịp tốc độ gia tăng của nhu cầu, khiến phần lớn khu vực rơi vào con đường trở thành nhà nhập khẩu ròng với số lượng lớn. Theo dự đoán của IEA, các nước ASEAN sẽ khó có thể chống chịu nổi với mức thâm hụt thương mại năng lượng hàng năm hơn 300 tỷ USD vào năm 2040. Ngoài chi phí cao, sự phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu dầu cũng có thể tạo ra mối lo ngại về an ninh năng lượng cho các quốc gia trong khu vực.

Thúc đẩy nhu cầu khai thác dầu khí

Sự gia tăng nhu cầu ở Đông Nam Á đang khiến các công ty dầu khí tìm đến các nguồn tài nguyên của khu vực để đáp ứng nhu cầu đó. Một số công ty đang tiến hành các vụ thăm dò mới, có thể kể đến như công ty Essar Exploration & Production và liên doanh ENI đang hoạt động tại lưu vực Sông Hồng, ngoài khơi Việt Nam.

Theo báo cáo gần đây của GlobalData, từ năm 2019 đến 2025, tổng cộng 54 dự án khí thô và khí tự nhiên dự kiến ​​sẽ bắt đầu hoạt động tại 6 quốc gia ở Đông Nam Á là Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và Myanmar. Các dự án này có thể mang lại tổng sản lượng khoảng 223 nghìn thùng dầu thô mỗi ngày và khoảng 8,1 tỷ feet khối khí ga mỗi ngày vào năm 2025.

Hiện tại, Indonesia và Malaysia được xem là 2 nước có ngành dầu khí phát triển nhất ở Đông Nam Á, nhưng các quốc gia như Campuchia, Thái Lan và Việt Nam lại mang đến cơ hội lớn nhất cho tăng trưởng giai đoạn đầu.

Theo phân tích của giới chuyên gia, nhu cầu năng lượng ở Đông Nam Á đang tăng lên song hành với sự tăng trưởng kinh tế của khu vực. Hiện tại, phần lớn các nước ASEAN vẫn phải dựa vào nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu dầu và khí đốt. Tuy nhiên, với những vụ thăm dò mới và sự gia tăng đầu tư vào lĩnh vực dầu khí của khu vực, các quốc gia như Việt Nam và Campuchia đang tiến gần hơn đến việc độc lập năng lượng.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ IEA & Investing News)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khúc bi hùng ở Hà Trữ
Khúc bi hùng ở Hà Trữ

LTS: Cách đây 55 năm, đúng vào ngày 28/3/1968 (nhằm ngày 30 tháng hai năm Mậu Thân) tại Hà Trữ (Phú Vang) đã xảy ra một cuộc thảm sát do máy bay Mỹ phối hợp với Tiểu đoàn 21 thuộc Liên đoàn I Biệt động quân của quân đội Sài Gòn thực hiện. Để bạn đọc hiểu sự tàn nhẫn của chiến tranh mới yêu quý và trân trọng giá trị của hòa bình hôm nay, Báo Thừa Thiên Huế trân trong giới thiệu bài viết của tác giả Phạm Hữu Thu.

Thổ Nhĩ Kỳ bước vào thế kỷ khí đốt mới
Thổ Nhĩ Kỳ bước vào thế kỷ khí đốt mới

Trữ lượng khí đốt của Thổ Nhĩ Kỳ ở Biển Đen có thể đáp ứng nhu cầu của đất nước trong nhiều thập kỷ tới - RT dẫn lời Bộ trưởng Năng lượng Fatih Donmez tuyên bố tại diễn đàn "Thế kỷ năng lượng của Thổ Nhĩ Kỳ" hôm 30/1.

Năng lượng cho một chu kỳ mới
Năng lượng cho một chu kỳ mới

Với phần lớn mọi người, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão sắp kết thúc. Tết Nguyên đán, về tự nhiên, là dịp đánh dấu một chu kỳ mới của đất trời; về xã hội, là dịp sống lại những nét đẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc, tri ân tổ tiên, nguồn cội. Với người Việt, đây chính là kỳ nghỉ dài nhất trong một năm. Tết năm nay, trừ một số công việc đặc thù, người lao động được nghỉ trọn vẹn 7 ngày. Chưa kể, sau khi “khai xuân” vào ngày 27/1, người lao động tiếp tục được nghỉ cuối tuần hai ngày nữa.