Thứ Năm, 27/07/2017 11:23

Thế giới chạy đua với thời gian để ngăn chặn đại dịch virus Corona

Giới chức y tế trên khắp thế giới đang chạy đua với thời gian để ngăn chặn đại dịch virus vốn đã lây nhiễm cho hơn 2.000 người tại Trung Quốc.

Trung Quốc thành lập Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống dịch coronaTrung Quốc tăng tốc, quyết tâm xây bệnh viện 1.000 giường trong 6 ngàyTiếp tục ghi nhận tử vong và ca nhiễm virus corona mới ở Trung Quốc

Người phát ngôn Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm qua (26/1) cho biết số ca mắc virus Corona mới tiếp tục tăng ở Trung Quốc nhưng hiện còn quá sớm để đánh giá mức độ nghiêm trọng.

Kiểm tra nhiệt độ của các phóng viên tham dự họp báo về tình hình virus corona mới tại Bắc Kinh ngày 26/1. Ảnh: Reuters

Phát biểu tại cuộc họp báo ở Geneve, người phát ngôn Tổ chức Y tế Thế giới Tarik Jasarevic cho biết: "Hiện vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận về mức độ nghiêm trọng của virus vì vào lúc bắt đầu của bất kỳ đợt dịch nào, quý vị sẽ tập trung nhiều vào các ca bệnh nặng và chúng ta sẽ bỏ qua một số ca mắc nhẹ, vì có những trường hợp bị ốm nhẹ, thậm chí không được xét nghiệm và tự phục hồi. Chúng ta sẽ biết thêm các ca mắc nhẹ khi công tác giám sát được tăng cường. Vấn đề thực sự không chỉ nằm chỗ số ca mắc đang tăng”.

Theo người phát ngôn Tarik Jasarevic, Tổ chức Y tế Thế giới và mạng lưới các chuyên gia có thể xem xét áp dụng cách thức điều trị và vaccine phòng chống Hội chứng Viêm đường hô hấp cấp Trung Đông (MERS) cho phòng chống dịch virus corona mới.

Trong khi đó, tại Mỹ đã có 5 người được chẩn đoán mắc virus corona và tất cả họ đều mới Vũ Hán (Trung Quốc). Bà Nancy Messonnier, giám đốc bộ phận tiêm chủng và các bệnh hô hấp thuộc Trung tâm Kiểm soát và phòng chống bệnh Mỹ (CDC) cho biết sẽ có thêm các ca mắc tại Mỹ trong những ngày sắp tới.  Tuy nhiên bà hạ thấp nguy cơ đối với sức khỏe ở Mỹ vào thời điểm này vì tất cả các bệnh nhân đều mới đến Vũ Hán và chưa có bằng chứng về sự lây nhiễm giữa người với người tại Mỹ.

Còn tại Trung Quốc, người dân tỉnh Hồ Bắc, nơi có thành phố Vũ Hán và là nơi khởi phát dịch virus corona mới sẽ bị cấm nhập cảnh đặc khu Hồng Kông (Trung Quốc) kể từ ngày hôm nay (27/1). Chính phủ Trung Quốc cũng thông báo kéo dài kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán thêm 3 ngày tới 2/2 và các trường học sẽ hoạt động trở lại sau kỳ nghỉ muộn hơn bình thường. Hồng Kông cũng chậm mở cửa các trường học tới ngày 17/2.

Thị trưởng Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc và là tâm dịch dự báo, sẽ có thêm 1 nghìn bệnh nhân mới tại thành phố này. Chủng virus Corona mới đã gây báo động vì tới nay giới khoa học chưa thể nắm được mức độ nguy hiểm cũng như cách thức lây lan của chủng virus này.

Giới chức y tế trên khắp thế giới cũng đang chạy đua với thời gian để ngăn chặn đại dịch virus vốn đã lây nhiễm cho hơn 2.000 người tại Trung Quốc và làm 56 người chết. Nhiều ca mắc đã được ghi nhận tại các nước khác như Thái Lan, Australia, Mỹ, Pháp, Canada.

Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo sẽ đưa các nhân viên tại lãnh sự quán ở Vũ Hán về Mỹ, trong khi Nhhật Bản phối hợp với Trung Quốc để thu xếp 1 chuyến bay đưa công dân Nhật Bản từ Vũ Hán trở về. Khoảng 50 người Italy tại Vũ Hán và khu vực Hồ Bắc cũng bắt đầu sơ tán./.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch
Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch

Đại dịch đã cơ bản được khống chế nhưng kí ức về nó vẫn luôn ám ảnh với mọi người. Với những người thiện nguyện lao vào tâm dịch để giúp đỡ đồng bào đó là những giây phút khó quên và nếu được chọn lại họ vẫn chọn đi theo tiếng gọi con tim, lao vào chỗ hiểm nguy để cứu người.

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.

IFRC Thế giới vẫn thiếu chuẩn bị cho các đại dịch tiếp theo
IFRC: Thế giới vẫn thiếu chuẩn bị cho các đại dịch tiếp theo

Trong một báo cáo vừa được công bố ngày 30/1, Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) cảnh báo rằng tất cả các nước trên thế giới vẫn chưa có sự chuẩn bị để đối phó với đại dịch tiếp theo. Đồng thời, IFRC cho biết các cuộc khủng hoảng y tế trong tương lai cũng có thể xảy ra cùng lúc khi các thảm họa liên quan đến khí hậu ngày càng gia tăng.