Thứ Hai, 31/07/2017 22:04

Virus Corona: Doanh nghiệp du lịch thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề hơn dịch SARS

Các khách sạn, cửa hàng và điểm tham quan trên khắp thế giới dựa vào dòng khách du lịch Trung Quốc đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng thậm chí còn lớn hơn so với đợt bùng phát Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS), trong bối cảnh virus Corona mới có khả năng sẽ lây nhiễm nhiều người hơn cả đại dịch năm 2003.

Ngành hàng không đối mặt nhiều khó khăn trước sự bùng phát của virus corona ở Trung QuốcTrung Quốc bùng phát dịch viêm phổi nghi do SARS

Hành khách đeo khẩu trang phòng virus Corona tại sân bay quốc tế Toronto Pearson, Canada. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Từ Tokyo đến London, các khách sạn, sòng bạc, hãng hàng không và nhà bán lẻ đều ghi nhận sự sụt giảm và đang chuẩn bị để đối mặt với hoạt động chi tiêu giảm mạnh trong nhiều tuần, nếu không nói là nhiều tháng, sau khi Trung Quốc hạn chế du lịch nước ngoài và các chính phủ thắt chặt kiểm soát biên giới.

Trước đó vào năm 2018, khoảng 163 triệu khách du lịch Trung Quốc đã thực hiện các chuyến đi ra nước ngoài, chiếm hơn 30% doanh số bán lẻ du lịch trên toàn thế giới.

Bà Stephanie Wissink, nhà phân tích người tiêu dùng tại Ngân hàng Jefferies LLC, người gần đây đã công bố một báo cáo về tác động của virus đối với chi tiêu du lịch cho rằng: "Người Trung Quốc đi du lịch nhiều hơn, họ chi tiêu nhiều hơn và chi tiêu nhiều cho các sản phẩm làm đẹp. Du khách Trung Quốc là những khách hàng đáng kể nhất và quan trọng nhất đối với sự phát triển trong ngành bán lẻ du lịch".

Loại virus này tạo ra một mức độ không chắc chắn mới cho một ngành công nghiệp toàn cầu vốn đang hứng chịu những tác động của suy thoái kinh tế Trung Quốc.

Trong khi đó, bà Luya You, một nhà phân tích vận tải tại Công ty chứng khoán Bocom International nhận định: "Tổn thất thực tế và tác động tiêu cực của virus này có thể lớn hơn, bởi người Trung Quốc đang đi du lịch nhiều hơn trước”.

Ngành bán lẻ du lịch, một phân khúc bao gồm mua sắm và bán lẻ miễn thuế tại các sân bay và các trung tâm vận tải khác, đã đạt trị giá 79 tỷ USD vào năm 2018. Ngành này cũng chứng kiến ​​sự tăng trưởng lớn nhất ở khu vực châu Á, theo Công ty nghiên cứu Generation Research.

Tại Nhật Bản, virus Corona có thể tác động xấu đến mục tiêu thu hút 40 triệu du khách của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong năm nay, khi quốc gia này sắp tổ chức Thế vận hội mùa hè.

Nếu ngành công nghiệp du lịch của Nhật Bản bị ảnh hưởng đến mức độ của đợt bùng phát dịch SARS, nền kinh tế của quốc gia này có thể sẽ tổn thất khoảng 611 tỷ yen (tương đương 7,64 tỷ USD), nhà kinh tế học của Tạp chí Bloomberg, ông Yuki Masujima nói thêm.

Hồi năm ngoái, gần 9,6 triệu du khách Trung Quốc đã đến thăm Nhật Bản và chi khoảng 16,2 tỷ USD, theo Cơ quan Du lịch Nhật Bản.

Nhiều nhà phân tích cảnh báo, tổn thất đối với ngành du lịch và khách sạn có thể sẽ tồi tệ hơn trong dịch SARS. "Ngay cả khi không chắc chắn về quy mô và thời gian của loại virus mới, tác động của virus Corona mới đối với ngành du lịch châu Á và toàn cầu sẽ tồi tệ hơn so với trước đây", các nhà kinh tế của Ngân hàng Natixis SA lưu ý.

Theo số liệu chính thức được công bố ngày 31/1, số người tử vong do virus Corona ở Trung Quốc đã tăng lên ít nhất 213 người, trong khi có gần 10.000 người nhiễm bệnh.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Bloomberg & Agencies)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát huy vai trò giám sát trong phòng, chống dịch COVID-19
Phát huy vai trò giám sát trong phòng, chống dịch COVID-19

Ngăn chặn thu gom khẩu trang đã qua sử dụng để tái sử dụng nhằm trục lợi bất chính; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức; kiểm tra đột xuất giá cả tại các chợ, hộ kinh doanh nhu yếu phẩm… là những vấn đề được TX. Hương Thủy tiếp tục đưa ra để ứng phó với COVID-19.