Chủ Nhật, 27/08/2017 10:30

COVID-19 đang ảnh hưởng đến 48 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới

Đến nay ghi nhận 81.407 ca nhiễm bệnh, đã điều trị khỏi 30.406 ca, 2.772 ca tử vong, chủ yếu ở Trung Quốc, kế đến là Hàn Quốc, tàu Diamond Princess, Italy, Nhật Bản, Iran, Singapore, Hong Kong, Mỹ...

Áo, Thụy Sĩ xác nhận các trường hợp đầu tiên nhiễm COVID-19Các nước Trung Âu tích cực ứng phó với dịch Covid-19Diễn đàn Du lịch Mê Kông dời ngày tổ chức do COVID-19Cập nhật Covid-19: Thêm 71 ca tử vong, 508 ca nhiễm mới ở Trung Quốc

Người dân đeo khẩu trang phòng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại Milan, Italy ngày 24/2/2020. Nguồn: THX/TTXVN

Theo số liệu cập nhật trên trang: www.worldometers.info, đến 23 giờ 51 phút (GMT) ngày 26/2, ghi nhận 81.407 ca nhiễm bệnh, đã điều trị khỏi 30.406 ca và có 2.772 ca tử vong.

Tại Trung Quốc ghi nhận 78.074 người nhiễm bệnh, 2716 người tử vong. Tiếp đến là Hàn Quốc 1261 người nhiễm bệnh, 12 người tử vong.

Con số này của du thuyền Diamond Princess là 705 và 14; Italy: 470 và 12; Nhật Bản: 172 và 3; Iran: 139 và 19...

Các quốc gia và vùng lãnh thổ kế tiếp có số người nhiễm bệnh cao là Singapore, Hong Kong, Mỹ, Thái Lan, Barain, Đài Loan, Đức, Kuwait, Australia...

CDC của Mỹ ngày 26/2 đã đưa ra nhận định nguy cơ xảy ra đại dịch coronavirus là có khả năng và cảnh báo công chúng cần bắt đầu chuẩn bị cho sự lây lan của cộng đồng tại Mỹ.

Tiến sỹ Anne Schuchat, phó giám đốc  của CDC tuyên bố: "Đây không phải là câu hỏi ‘nếu’ mà là câu hỏi khi nào và bao nhiêu người sẽ bị nhiễm bệnh? Mối đe dọa về sức khỏe cộng đồng rất lớn…”

Trong một diễn biến khác, mặc dù không có trường hợp nào được xác nhận là COVID-19 trong khu vực, thành phố San Francisco đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào ngày 25/2.

Hiện Mỹ ghi nhận 60 ca nhiễm bệnh  nhiễm SARS-CoV-2, trong đó có 39 ca là từ tâm dịch Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hoặc tàu Diamond Princess được cách ly tại Nhật Bản, trở về.

Ngày 26/2, lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện, thượng nghị sỹ đảng Dân chủ Chuck Schumer đã gửi đề xuất tới Ủy ban Chuẩn chi Thượng viện Mỹ, theo đó yêu cầu khoản ngân sách khẩn cấp trị giá 8,5 tỷ USD cho cuộc chiến chống lại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Tại Đức, trước diễn biến chỉ trong hai ngày 25 và 26/2 đã ghi nhận thêm 9 trường hợp lây nhiễm virus SARS-CoV-2 ở 3 bang gồm Rheinland-Pfalz, Baden-Württemberg và Nordrhein-Westfalen nâng tổng số ca nhiễm bệnh lên 27 trường hợp, chính phủ Liên bang Đức thông báo thành lập nhóm giải quyết khủng hoảng giữa các bộ ngành liên quan.

Nhóm này đứng đầu là Bộ Nội vụ và Bộ Y tế, nhằm đưa ra những phản ứng và chiến lược phù hợp để ngăn chặn dịch bệnh.

Tại Nga, trước diễn biến ngày càng phức tạp của dịch COVID-19 ở ở Iran và Hàn Quốc, Nga đã ra thông báo triển khai hàng loạt biện pháp phòng dịch xâm nhập từ hai nước này.

Trong ngày 26/2, thêm các nước Gruzia, Bắc Macedonia, Pakistan, Na Uy và Romania thông báo có các ca nhiễm mới và ca nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên.

Như vậy, COVID-19 đang ảnh hưởng đến 48 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới và 1 phương tiện vận chuyển quốc tế (du thuyền Diamond Princess có cảng tại thành phố Yokohama, Nhật Bản).

Theo Vietnam+

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.