![](https://file.baothuathienhue.vn/data2/image/fckeditor/upload/2020/20200304/images/anh%20tin%20Online%20sang.jpg)
Mỹ và Anh sẽ bắt đầu các buổi đàm phán thương mại vào cuối tháng 3 này. Ảnh minh họa: RT/Báo Mới
Nếu thành công, viễn cảnh tích cực nhất là thỏa thuận có thể giúp Anh chứng kiến mức tăng trưởng khoảng 1,6% vào năm 2035, tương đương với khoảng 4,35 tỷ USD. Một dữ liệu khác được đưa ra cũng dự báo rằng thỏa thuận sẽ hỗ trợ thúc đẩy nền kinh tế Mỹ tăng trưởng khoảng từ 0,03% - 0,05% trong vòng 15 năm tới.
Trước thềm chuỗi các đối thoại giữa hai nước, Mỹ và Anh đã và đang vạch ra những mục tiêu chính mà họ hướng đến để đạt được thỏa thuận cuối cùng vào cuối năm 2020 này.
Cụ thể, về phía Mỹ:
Theo Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ, đây là một số vấn đề Nhà Trắng lên kế hoạch thảo luận, đàm phán:
- Mở rộng khả năng tiếp cận thị trường cho hàng hóa tái sản xuất
- Vấn đề về khả năng miễn thuế cho các sản phẩm dệt may của Mỹ
- Tiếp cận thị trường một cách toàn diện cho mặt hàng nông sản Mỹ
- Loại bỏ rào cản ngăn chặn hoạt động xuất khẩu sản phẩm nông sản và thực phẩm Mỹ
- Thúc đẩy thương mại đối với các sản phẩm được phát triển bởi công nghệ sinh học
- Tránh thuế hải quan đối với các sản phẩm kỹ thuật số như sách điện tử và âm nhạc
- Tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ viễn thông
- Tiếp cận thị trường toàn diện cho các sản phẩm dược phẩm Mỹ
Về phía Anh
Chính phủ Anh đã tuyên bố rõ ràng rằng bất kỳ điều khoản thỏa thuận nào với Mỹ cũng sẽ không làm tăng giá thuốc của Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS). Ngoài ra, nước này cũng bày tỏ mong muốn:
- Giảm thuế đối với hàng hóa nhưng không đồng nghĩa với hạ tiêu chuẩn
- Tăng cường tiếp cận sản phẩm nông sản Anh vào thị trường Mỹ
- Mở rộng cơ hội cho các dịch vụ tài chính Anh
- Cho phép người tiêu dùng của Vương Quốc Anh tiếp cận nhiều hơn vào viễn thông Mỹ
- Đảm bảo thỏa thuận sẽ hỗ trợ Anh đạt được mục tiêu không phát thải vào năm 2050...
Trong một thông tin có liên quan, địa điểm diễn ra các buổi đàm phán sẽ được luân phiên giữa Anh và Mỹ.
Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)