Chủ Nhật, 17/09/2017 21:09

Đông Nam Á cần chú trọng thúc đẩy các ngành công nghiệp triển vọng mới

Trong 10 năm qua, châu Á đã dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng nể. Phần lớn sự tăng trưởng được tạo nên từ các nền kinh tế thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), với tổng GDP gần 3,5 nghìn tỷ USD.

Đông Nam Á sẽ bước vào kỷ nguyên vàng của nền kinh tếNhu cầu năng lượng ở Đông Nam Á dự kiến tăng 60% đến năm 2040Đông Nam Á tiếp nhận đầu tư kỷ lục vào công nghệ y tế trong năm 2019

Nền kinh tế Internet ở Đông Nam Á ngày càng phát triển vững mạnh. Ảnh minh họa: Reuters/Thanh Niên

Bất chấp sự suy thoái kinh tế toàn cầu xảy ra trong thời gian gần đây do sự lan rộng của dịch COVID-19, khu vực Đông Nam Á vẫn cho thấy mức độ tăng trưởng đầy hứa hẹn ở một số ngành công nghiệp được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong tương lai.

Dưới đây là ba ngành công nghiệp dự kiến sẽ có đà tăng trưởng cao, cần được chính phủ các nước ASEAN tập trung chú ý:

Nền kinh tế Internet

Đứng đầu danh sách là ngành công nghiệp Internet. Theo nghiên cứu của Temasek Holdings, nền kinh tế Internet ở Đông Nam Á đang trên đà đạt 240 tỷ USD vào năm 2025, khi ngày càng nhiều người sử dụng điện thoại thông minh ở khu vực. Cộng thêm việc người dân ASEAN được nhận định là “người dùng dành nhiều thời gian cho Internet di động nhất trên thế giới”, thương mại điện tử dự kiến sẽ là lĩnh vực phát triển nhanh nhất của nền kinh tế Internet ở ASEAN, chiếm khoảng 150 tỷ USD trong con số ước tính 240 tỷ của năm 2025. Trong thời gian qua, các công ty thương mại điện tử cá kiếm thuận lợi nhất trong khu vực có thể kể đến là Shopee, Lazada và Tiki.

Ngành công nghiệp Game

Một báo cáo gần đây của trang thống kê New Zoo tuyên bố, thị trường trò chơi ở Đông Nam Á có thể sẽ tạo nên doanh thu hơn 4,3 tỷ USD hằng năm, đạt mức tăng trưởng hơn 14% qua từng năm. Với hơn 90% dân số truy cập Internet qua di động, không lạ gì khi doanh thu từ các trò chơi tích hợp trên thiết bị di động chiếm đến 69% tổng doanh thu thu được từ trò chơi ở khu vực.

Trên thực tế, với những con số mà khu vực này đạt được, Đông Nam Á là thị trường trò chơi di động (game di động) phát triển nhanh nhất hành tinh.

Khi dân số tiếp tục tăng trưởng ở Đông Nam Á, số lượng game thủ PC (PC gamers) được dự báo sẽ tăng từ 154 triệu lên hơn 186 triệu người trong 5 năm tới. Trong bối cảnh khi thể thao điện tử hiện đang bị chi phối phần lớn ở Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc, Đông Nam Á được coi là thị trường tiếp theo nắm lấy thời cơ phát triển cùng thể thao điện tử và tạo ra ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD.

Blockchain

Kết quả của một nghiên cứu được thực hiện gần đây bởi Frost & Sullivan chỉ ra rằng Blockchain marketing toàn cầu được dự báo sẽ đạt 23,3 tỷ USD vào năm 2023, chiếm 81% tỷ lệ tăng trưởng hằng năm tính từ năm 2018.

Với những thuận lợi để phát triển Blockchain ở Đông Nam Á, khu vực đã và đang chứng kiến hàng loạt các hoạt động cạnh tranh của nhiều công ty, doanh nghiệp để tranh vị trí dẫn đầu khu vực trong phát triển và ứng dụng tiêu dùng.

Với ngành công nghiệp Blockchain đạt được những thành tựu và sự chú ý đáng kể trong khu vực, giới chuyên gia khẳng định người ta hoàn toàn có thể mong đợi sự hợp tác nhiều hơn giữa chính phủ và doanh nghiệp tư nhân để phát triển ngành công nghiệp này hơn nữa, cùng lúc thúc đẩy đầu tư toàn cầu vào Đông Nam Á.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ Glints Talent Hub)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp
Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp

Thời gian qua, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh chủ động đổi mới, tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS) nhằm xây dựng, hình thành hệ sinh thái số GDNN, đáp ứng nhu cầu của người học trong nền kinh tế số, xã hội số.

Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản

Ngày 16/2, Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp đón đoàn Giáo sư Hiroyuki Shichino đến từ Nhật Bản. Đây là chuyến viếng thăm ở cương vị Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện NCGM của Giáo sư Hiroyuki Shichino trước khi ông nghỉ hưu.

FDI bất động sản thúc đẩy thị trường tăng trưởng bền vững trong dài hạn
FDI bất động sản thúc đẩy thị trường tăng trưởng bền vững trong dài hạn

Bộ Xây dựng dẫn nguồn số liệu báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, nguồn vốn ngoại (FDI) đầu tư vào lĩnh vực bất động sản cả năm 2022 đã tăng thêm 1,85 tỷ USD, tăng hơn 70% so với cả năm 2021 và giữ vị trí thứ 2 trong các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư FDI năm 2022 với tổng vốn đầu tư hơn 4,45 tỷ USD, chiếm 16,1%.

Thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương
Thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương

Nhằm đồng hành cùng các đơn vị khởi nghiệp, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm truyền thống, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tuyển chọn doanh nghiệp, dự án tham gia vào chương trình “Thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương”.