Thứ Hai, 25/09/2017 09:45

Nhiều hãng hàng không yêu cầu gói hỗ trợ của chính phủ

Các hãng hàng không toàn cầu ngày 24/3 kêu gọi các chính phủ tăng tốc độ hỗ trợ giải cứu ngành vận tải hàng không, nhất là khi các hãng ước tính thiệt hại gây nên bởi đại dịch COVID-19 đã tăng lên đến hơn 250 tỷ USD.

FAO: Mua hàng ồ ạt có thể thúc đẩy tình trạng lạm phát thực phẩm toàn cầuThời hoàng kim của du lịch hàng không đứng trước nguy cơ do dịch COVID-19UNICEF cần hơn 42 triệu USD để ứng phó với Covid-19Pháp: Số ca tử vong vì COVID-19 vượt mốc 1.000 ngườiIMF: Kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi vào năm 2021

Nhiều hãng hàng không yêu cầu gói hỗ trợ của chính phủ để sống sót sau ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Ảnh minh họa: Wpxi/TTXVN/Bnews

“Rõ ràng là chúng ta cần những hành động khẩn cấp toàn diện được triển khai nhanh chóng”, Alexandre de Juniac – Tổng Giám đốc Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) chia sẻ với giới báo chí.

Do nhiều chuyến bay không thể khởi hành vì hạn chế đi lại, cộng thêm nhu cầu giảm bởi lo ngại lây nhiễm, các hãng hàng không trên toàn cầu đã “gần như phải hạ cánh phần lớn đội hình máy bay của mình”. Nhiều hãng khẳng định rất cần sự hỗ trợ của chính phủ để có thể sống sót qua cơn khủng hoảng này.

Nhiều hãng hàng không hiện đã và đang suy nghĩ về viễn cảnh nhiều khả năng sẽ không thể hoạt động trong nhiều tháng tới. Ryannair – hãng hàng không giá rẻ lớn nhất châu Âu mới đây cho biết hãng hoàn toàn không kỳ vọng rằng có thể triển khai các chuyến bay trong cả tháng Tư và tháng Năm tới.

Với tình hình này, nhiều hãng bay sẽ không thể trụ được sau một cú shock lớn đánh vào tài chính nghiêm trọng như vậy. IATA cho biết nếu không có sự trợ giúp của chính phủ, khoảng ½ các hãng hàng không có thể sẽ đối mặt với nguy cơ phá sản trong vài tuần tới.

Được biết, trong dự báo đưa ra vào tuần trước, IATA tuyên bố rất cần có sự hỗ trợ của chính phủ với giá trị khoảng 200 tỷ USD. Tuyên bố được đưa ra khi ước tính về tổn thất doanh thu trong ngành hàng không vào năm 2020 đã tăng lên đến 250 tỷ USD, tức gấp đôi so với mức dự đoán trước đó vào khoảng 113 tỷ USD. Như vậy, mức tổn thất này tương đương với mức giảm 44% trong doanh thu ghi nhận của năm 2019.

“Chúng tôi đang ở trong tình huống khẩn cấp. Đã không còn thời gian để yêu cầu. Chúng tôi rất lấy làm tiếc song điều chúng tôi cần lúc này là một gói cứu trợ khổng lồ khẩn cấp”, ông Alexandre De Juniac cho hay.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.