Thứ Năm, 05/10/2017 15:11

Anh: COVID-19 làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói của quốc gia

Theo nhận định của giới chuyên gia, đại dịch COVID-19 đang làm trầm trọng hơn tình trạng nghèo khó ở Anh, nơi tỷ lệ người dân thuộc tầng lớp nghèo khó vốn đã ở mức cao sau một thập kỷ lao đao bởi ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu.

COVID-19: Australia kéo dài thời gian lưu trú cho lao động nước ngoàiTổng thống Trump: Số ca tử vong do COVID-19 tại Mỹ sẽ tăng cao trong những ngày tớiHạ viện Brazil thông qua “ngân sách chiến tranh” khi số ca nhiễm COVID-19 vượt 10.000 ngườiỨng dụng công nghệ trong cuộc chiến chống COVID-19 ở châu ÁCơm Việt trợ sức bác sĩ ở Cali

Người nghèo ở Anh có nguy cơ chịu nhiều ảnh hưởng do dịch COVID-19 gây ra. Ảnh minh họa: AFP/Thanh Niên

Số liệu chính thức chỉ ra rằng hơn 14 triệu người ở Anh, chiếm ¼ dân số đất nước đang là người nghèo, khoảng 4,2 triệu trẻ em đang sống cuộc sống nghèo khó.

Tình hình đang trở nên tồi tệ hơn khi ngày càng nhiều người Anh mất việc do nước này đang trải qua đợt phong tỏa khủng khiếp để chống dịch COVID-19.

“Nguy cơ nghèo khổ có thể nói là đặc biệt cao đối với lao động làm trong nhiều ngành nghề như khách sạn và bán lẻ, nơi các lao động có khả năng chỉ được hưởng mức lương bèo bọt, song phải làm việc trong điều kiện thiếu an toàn”, Dave Innes – Nhà kinh tế trưởng của Tổ chức Joseph Rowntree Foundation cho hay.

Trong vòng 2 tuần qua, gần 1 triệu người trưởng thành ở Anh đã nộp đơn xin trợ cấp Universal Credit - một khoản thanh toán an sinh xã hội của Anh, một hình thức viện trợ chính của chính phủ. Con số ghi nhận gấp 10 lần so với mức trung bình trước khi đại dịch bùng phát.

Trong một thông tin có liên quan, đối với những gia đình đã thuộc hộ nghèo trước khi có dịch, nay con cái họ lại phải ở nhà do các trường học đóng cửa, cộng thêm yêu cầu về giáo dục trực tuyến đã đem đến rất nhiều vấn đề.

Cụ thể, hiện có rất nhiều trường học triển khai phương án giảng dạy trực tuyến cho học sinh, song đối với những trẻ em sống trong các gia đình không có Internet, hoặc không có máy tính thì chúng lại không thể tiếp cận được với các bài giảng.

Giám đốc Tập đoàn Child Porverty Action của Anh Louisa McGeehan phát biểu với báo giới AFP: “Chúng tôi đang sống ở một đất nước mà khủng hoảng nghèo khổ đối với trẻ em đang nghiêm trọng hơn do tác động của dịch COVID-19”.

Tuy nhiên, không giống như hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, khi chính phủ Anh buộc phải cắt giảm chi tiêu công, nay COVID-19 khiến giới chức nước này tung ra gói kích thích lớn, bao gồm cả việc thúc đẩy Universal Credit. Trong đó, một người trưởng thành trên 25 tuổi sẽ được nhận khoản hỗ trợ trị giá 1.000 USD/năm. Song bất chấp việc triển khai nhiều chính sách hỗ trợ, cũng như biện pháp chống dịch COVID-19, giới chuyên gia Anh vẫn cho rằng rất có thể nước này sẽ đối mặt với một đợt suy thoái nặng nề, khó có thể phục hồi nhanh chóng. Ngoài ra, đợt suy thoái này có xu hướng đánh vào người nghèo, hoặc người có nguy cơ rơi vào cảnh nghèo đói.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xây dựng Mái ấm cho người nghèo biên giới
Xây dựng "Mái ấm cho người nghèo biên giới"

Ngày 23/2, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) A Đớt và Đồn Biên phòng Hương Nguyên phối hợp UBND các xã Đông Sơn, Lâm Đớt, A Roàng và xã Hương Nguyên (huyện A Lưới) tổ chức khởi công xây dựng “Nhà cho người nghèo nơi biên giới” trên địa bàn. Tham dự lễ khởi công có Đại tá Đặng Ngọc Hiệu, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh.

Không để ai bị bỏ lại phía sau
Không để ai bị bỏ lại phía sau

Bằng những việc làm mang lại hiệu quả thiết thực, các cấp hội phụ nữ Thừa Thiên Huế hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”.