Thứ Hai, 16/10/2017 19:29

Hàng triệu trẻ em đối mặt với các mối nguy hại trực tuyến trong thời kỳ phong tỏa

Trong một cảnh báo mới đây, LHQ cho rằng các lệnh phong toả và cách ly nhằm hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19 đã khiến ngày càng nhiều trẻ em dành thời gian lên mạng, dẫn tới gia tăng rủi ro về các mối nguy hại trực tuyến cho hàng triệu thanh thiếu niên trên khắp thế giới.

Cần bảo vệ trẻ em trước các mối nguy hại trực tuyến. Ảnh minh hoạ: THX/Tuoitre

Theo ông Howard Taylor, Giám đốc điều hành của tổ chức Quan hệ đối tác toàn cầu nhằm chấm dứt bạo lực đối với trẻ em, với việc đóng cửa trường học và các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt khác, ngày càng nhiều gia đình dựa vào các giải pháp công nghệ và kỹ thuật số để trẻ em được học tập, giải trí và kết nối với thế giới bên ngoài, nhưng không phải tất cả trẻ em đều có kiến ​​thức và kỹ năng cần thiết để giữ an toàn khi sử dụng các nền tảng trực tuyến.

Thực tế, hơn 1,5 tỷ trẻ em và thanh thiếu niên đã bị ảnh hưởng bởi việc đóng cửa các trường học trên toàn thế giới khiến nhiều trẻ phải tham gia các lớp học và giao tiếp xã hội trên mạng. Việc dành nhiều thời gian hơn cho các nền tảng ảo có thể khiến trẻ em dễ bị lạm dụng tình dục trực tuyến bởi những “kẻ săn mồi” tinh vi trên mạng, UNICEF cảnh báo.

UNICEF cũng cho rằng, việc thiếu tiếp xúc trực tiếp với bạn bè có thể dẫn đến nhiều rủi ro, đồng thời, việc giành nhiều thời gian lên mạng và không được kiểm soát cũng có thể khiến trẻ em tiếp xúc với các nội dung có hại, và đối mặt với nguy cơ bị đe doạ trực tuyến cao hơn.

Cần sự phối hợp đồng bộ

Trong bối cảnh đó, người đứng đầu UNICEF kêu gọi cần có sự hợp tác của chính phủ và các ngành liên quan để giữ an toàn cho trẻ em và thanh thiếu niên trên các nền tảng trực tuyến, thông qua các tính năng an toàn nâng cao và các công cụ mới để giúp phụ huynh và nhà trường giáo dục con cái cách sử dụng internet một cách an toàn.

Theo khuyến nghị của UNICEF và các tổ chức bảo vệ trẻ em, các chính phủ nên đẩy mạnh việc nâng cao nhận thức và các sáng kiến ​​giáo dục về an toàn mạng và cung cấp đường dây nóng hỗ trợ ở địa phương. Trong khi đó, ngành công nghệ thông tin cần tăng cường các nền tảng trực tuyến với nhiều biện pháp an toàn hơn, đặc biệt là khi sử dụng các công cụ học trực tuyến.

Ngoài ra, các bậc cha mẹ phải chịu trách nhiệm đảm bảo các thiết bị mà con cái mình sử dụng được cập nhật các phần mềm và chương trình chống virus mới nhất, cũng như hướng dẫn chúng về cách tự bảo vệ bản thân khi sử dụng internet.

BẢO NGHI

(Lược dịch từ UN)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhân rộng mô hình xét xử trực tuyến
Nhân rộng mô hình xét xử trực tuyến

Thực hiện Nghị quyết số 33 của Quốc hội và chủ trương của Tòa án Nhân dân (TAND) Tối cao về tổ chức phiên tòa trực tuyến (PTTT) đem lại hiệu quả rõ rệt về kinh tế, chính trị. Các chủ trương này xuất phát từ thực tiễn và phục vụ thực tiễn, được Nhân dân đồng tình ủng hộ bởi lẽ phục vụ cho Nhân dân một cách tốt nhất.

Tòa án Nhân dân huyện Phú Lộc lần đầu tổ chức xét xử trực tuyến
Tòa án Nhân dân huyện Phú Lộc lần đầu tổ chức xét xử trực tuyến

Thực hiện Nghị quyết số 33 của Quốc hội về tổ chức phiên tòa trực tuyến, ngày 16/9, Tòa án nhân dân (TAND) huyện Phú Lộc phối hợp với cơ quan có liên quan tổ chức các điểm cầu trực tuyến, đưa ra xét xử sơ thẩm 4 vụ án hình sự về “Tàng trữ trái phép chất ma túy”, “Trộm cắp tài sản”.