Thứ Năm, 26/10/2017 21:22

WHO cảnh báo tình trạng tái nhiễm ở những bệnh nhân COVID-19 đã phục hồi

Trong một báo cáo khoa học tóm tắt mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, hiện không có bằng chứng nào cho thấy những người đã hồi phục sau khi mắc COVID-19 và có kháng thể sẽ được bảo vệ không bị tái nhiễm lần thứ hai. Ngoài ra, “các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm phát hiện kháng thể với virus SARS-CoV-2 ở người...vẫn cần được xác nhận thêm để xác định độ chính xác và tin cậy của chúng”, WHO nói thêm.

WHO: “Thế giới sẽ phải sống chung lâu dài với virus SARS-CoV-2”WHO: Châu Âu vẫn đang là tâm bão của đại dịch COVID-19WHO cảnh báo COVID-19 vẫn chưa tới đỉnh dịch

Một bệnh nhân đang được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. Ảnh minh hoạ: THX/TTXVN

Cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh một số chính phủ đã đề xuất rằng, việc phát hiện các kháng thể đối với virus SARS-CoV-2 có thể là cơ sở cho một “hộ chiếu miễn nhiễm” hoặc “chứng nhận không còn rủi ro”, theo đó cho phép những người có kháng thể này được phép đi du lịch hoặc quay trở lại làm việc. Tuy nhiên, WHO cho rằng, việc này có thể làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh do những người này dễ bỏ qua những khuyến cáo về sức khoẻ cộng đồng.

Là một phần trong hướng dẫn điều chỉnh các biện pháp y tế và xã hội trong giai đoạn tiếp theo để đối phó với đại dịch COVID-19, WHO khẳng định sẽ tiếp tục xem xét các bằng chứng về phản ứng của kháng thể đối với cơ chế nhiễm virus SARS-CoV-2.

“Vào thời điểm này, không có đủ bằng chứng về hiệu quả của miễn dịch qua trung gian kháng thể để đảm bảo tính chính xác cho “hộ chiếu miễn dịch” hoặc “chứng nhận không còn rủi ro”, WHO nhấn mạnh.

Tổ chức này sau đó cũng nói rõ rằng, họ hy vọng hầu hết những người bị nhiễm COVID-19 sẽ phát triển một phản ứng kháng thể có thể giúp bảo vệ sức khoẻ bản thân ở một mức độ nào đó. Nhưng những gì chưa được biết là sự bảo vệ sẽ ở mức độ nào và có thể kéo dài bao lâu. Do đó, WHO đang làm việc với các nhà khoa học trên khắp thế giới để hiểu rõ hơn về phản ứng của cơ thể đối với COVID-19.

Thực tế, tình trạng tái nhiễm đã diễn ra và khiến cuộc chiến chống COVID-19 trở nên phức tạp hơn. Ngày 18/4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hàn Quốc (KCDC) cho biết, 160 bệnh nhân đã dương tính trở lại với virus SARS-CoV-2 sau khi ra viện khoảng trung bình 13,5 ngày. Việt Nam hiện cũng đã ghi nhận 5 trường hợp tái nhiễm COVID-19 sau khi được công bố khỏi bệnh.

Với hơn 2,9 triệu ca nhiễm, hơn 200.000 người tử vong (tính đến 16 giờ ngày 26/4), cuộc khủng hoảng sức khỏe do đại dịch COVID-19 gây ra đã ảnh hưởng đến mọi thứ, từ nền kinh tế toàn cầu, đến giáo dục, việc làm, du lịch…

Từ tháng 1/2020, WHO đã làm việc với hàng ngàn nhà nghiên cứu trên toàn thể giới để tăng tốc và theo dõi sự phát triển của các loại vaccine tiềm năng có thể chống lại căn bệnh này.

WHO cũng đã phát triển các phương pháp chẩn đoán đang được một số quốc gia sử dụng và hiện đang phối hợp một thử nghiệm lâm sàng trên tinh thần đoàn kết của một nhóm 4 phương pháp để điều trị virus SARS-CoV-2, AFP cho biết.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ UN, Worldometers & AFP)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.