Thứ Bảy, 28/10/2017 17:41

Mở cửa lại kinh tế hay sức khoẻ cộng đồng?

Vấn đề về việc khi nào và làm thế nào để quay trở lại từ các biện pháp phong toả là cuộc tranh luận trung tâm ở các quốc gia châu Âu trong vài tuần qua, với hầu hết các quốc gia, ngay cả những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch COVID-19, chủ động cân nhắc xem liệu đây là thời gian cao điểm hay vẫn còn quá sớm để mở cửa trở lại các nền kinh tế.

Số ca nhiễm COVID-19 toàn cầu vượt ngưỡng 3 triệu caĐỉnh dịch COVID-19 ở châu Âu đang quaMỗi quốc gia một cách thức phòng chống và phục hồi nền kinh tế

Thủ đô Rome, Italy giữa lúc đại dịch COVID-19 bùng phát. Ảnh minh hoạ: THX/ TTXVN

Theo một bài viết được đăng tải trên Tờ Sputnik News ngày 28/4, các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) có những phản ứng khác nhau trước đại dịch. Sau khi Áo và Đan Mạch tuyên bố vào đầu tháng 4 những bước đầu tiên hướng tới việc dần dần mở cửa trở lại, Ủy ban châu Âu (EC) kêu gọi các quốc gia thực hiện theo cách "phối hợp".

Sức khoẻ cộng đồng hay nền kinh tế?

Đây là một cuộc tranh luận trên hầu hết các đài truyền hình, liệu sức khỏe của người dân, đặc biệt là người cao tuổi nên được bảo vệ đầu tiên, hay trước hết phải tránh suy thoái kinh tế bằng cách quay trở lại làm việc càng sớm càng tốt.

Tuy nhiên, những người khác tin rằng, vẫn còn quá sớm để mở cửa trở lại. Chủ yếu là để tránh đỉnh điểm trong các trường hợp nhiễm COVID-19 nghiêm trọng tại các bệnh viện, nơi không có đủ giường trong các đơn vị chăm sóc tích cực hoặc thậm chí là giường trong các phòng cấp cứu.

Các bệnh viện ở Italy và Tây Ban Nha đã quá tải giữa lúc đại dịch diễn biến phức tạp và phải đưa ra lựa chọn, chủ yếu là cứu lấy những bệnh nhân trẻ tuổi hơn. Đức đã tiến hành xét nghiệm với quy mô lớn để có thể tách những người nhiễm virus ra khỏi những người khác.

Tính đến cuối tháng 4, gần như tất cả các quốc gia châu Âu đã quyết định nới lỏng dần dần những biện pháp hạn chế.

Khi nào mở lại trường học?

Đan Mạch là quốc gia đầu tiên mở cửa trở lại các trường học và trung tâm chăm sóc ban ngày sớm vào ngày 15/4, khi quốc gia này nới lỏng phong toả sau khi số ca nhiễm bệnh ổn định. Tại thời điểm này, Đan Mạch có 237 trường hợp tử vong và các bệnh viện đã xử lý tốt.

Các trường học cũng như trường mẫu giáo ở Đức sẽ được mở cửa trở lại trên toàn quốc vào ngày 4/5. Tại Pháp, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ra lệnh mở lại các trường học vào ngày 11/5, nhưng cho phép phụ huynh quyết định có nên đưa con họ trở lại trường học hay không. Ngoài ra, các khu vực của Pháp cũng sẽ đưa ra lựa chọn của riêng họ, vì khu vực phía tây của đất nước ít bị ảnh hưởng hơn nhiều so với khu vực phía bắc, phía đông hay khu vực Paris.

Tại Bỉ, các trường học sẽ mở cửa trở lại từ ngày 18/5. Tây Ban Nha và Italy, những quốc gia hứng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ở khu vực châu Âu, chưa đưa ra quyết định về ngày mở cửa lại các trường học, nhưng dự kiến ​​sẽ chỉ thực hiện điều này vào tháng 9.

“Đừng quá vội vàng”

Thủ tướng Đức Angela Merkel là một trong những nhà lãnh đạo có tiếng nói mạnh mẽ nhất trong việc cảnh báo việc vội vàng nới lỏng các biện pháp phong toả. Không có gì tin tưởng rằng châu Âu đã đạt được sự chậm lại của dịch bệnh vì đại dịch này đã ảnh hưởng chưa đến 10% dân số của lục địa châu Âu.

Hãng thông tấn Sputnik News đã phỏng vấn nhà virus học Marc Van Ranst của trường đại học KU Leuven ở Bỉ rằng, ông nghĩ gì về kế hoạch của châu Âu để mở cửa trở lại vào tháng 5.

"Chúng ta có đang đi đúng hướng không? Vâng, chúng ta đang tiến triển tốt, mặc dù tôi lo lắng cho Bỉ về thực tế là số lượng các trường hợp mới không giảm đủ nhanh… Chúng ta phải giữ các biện pháp hạn chế càng nghiêm ngặt càng tốt. Chúng ta nên đợi đến tháng 9, nhưng dù sao chúng ta cũng nên sẵn sàng đưa ra lại các biện pháp hạn chế, nếu các con số bắt đầu tăng đáng kể trở lại", ông Marc Van Ranst nhận định.

Theo nhà virus học, Bỉ đang mở cửa lại các trường học "quá sớm".

Tính đến ngày 27/4, Bỉ ghi nhận 46.687 trường hợp nhiễm COVID-19, ghi nhận các con số đang giảm dần. Trong khi đó, số người tử vong đã tăng lên 7.207 người.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Sputnik News) 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.