Thứ Bảy, 25/11/2017 14:59

Con người chỉ miễn dịch với virus corona trong 6 tháng

Theo tờ Times, các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Amsterdam đã thử nghiệm 4 chủng virus corona phổ biến trong 35 năm qua với 10 người. Bốn chủng này gây triệu chứng cúm thông thường và nghiên cứu cho thấy rằng “thời gian miễn dịch ngắn đến mức đáng báo động”.

ADB cam kết mở rộng hỗ trợ quốc gia thành viên chống lại tác động của COVID-19Khách du lịch đến Nhật Bản trong tháng 4 giảm 99,9%Australia: tăng tỷ lệ việc làm và thúc đẩy kinh tếNam Mỹ là ổ dịch mới của thế giới

Các nhà nghiên cứu cho biết, sau 12 tháng, con người thường bị tái nhiễm với virus và sau 6 tháng lượng kháng thể trong cơ thể đã giảm đi đáng kể.

Đại học Oxford đã bắt đầu tuyển các ứng viên thử nghiệm vaccine

Nhưng các nhà nghiên cứu của Trường Đại học Amsterdam nói rằng việc xét nghiệm kháng thể để xác định số ca nhiễm sẽ có tầm sử dụng rất hạn chế.Bộ trưởng Bộ Y tế Anh Matt Hancock thông báo qua phiên họp chính phủ hôm 21/5 rằng chính phủ nước này đã ký một hợp đồng cho 10 triệu bộ xét nghiệm kháng thể. Ông nhấn mạnh về cơ chế phát triển miễn dịch của con người và độ dài của quá trình đó. Ông cũng xác nhận rằng các bộ trưởng đã xem xét một ‘hệ thống chứng nhận’ đánh dấu người an toàn trở lại làm việc và tiếp xúc với người khác.

Trong lúc đó, Đại học Oxford đã bắt đầu tuyển các ứng viên thử nghiệm vaccine.

Bài nghiên cứu cũng cho rằng mọi người phải được tiếp xúc với liều lượng thường xuyên để có thể miễn dịch với virus. Tuy nhiên nhận xét này chưa được các nhà khoa học khác xác minh, và không bao gồm đối tượng thử nghiệm là phụ nữ.

Giáo sư Lia van der Hoek, một trong những nhà nghiên cứu liên quan đã nói với tờ Times: "Miễn dịch cộng đồng là một vấn đề kể cả khi đã có vaccine bởi vì mọi người có thể bị tái nhiễm sau từ 6 đến 12 tháng. Tuy nhiên ta không thể biết được các triệu chứng khi nhiễm trở lại sẽ như thế nào".

Ian Jone, nhà virus học tại Đại học Reading bổ sung rằng các nghiên cứu khác cho thấy thời gian miễn dịch sẽ không được đảm bảo khi các vaccine chỉ gây triệu chứng nhẹ sẽ không kích thích các phản ứng miễn dịch. Nếu phản ứng này chỉ là một phần, nó sẽ khó có tác dụng.

Hancock nói rằng: “Chúng tôi đang phát triển công nghệ cần thiết này để biết được tác động của xét nghiệm kháng thể, đồng thời phát triển hệ thống đảm bảo người có kháng thể tích cực được phép làm những gì an toàn”.

Ông nói thêm: “Chúng ta chưa thể nói rằng những người này có miễn dịch với virus corona hay không. Nhưng khi hiểu biết thêm về dịch bệch này, thông tin về những kháng thể sẽ rất hữu ích”.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trí tuệ nhân tạo liệu có thay thế công việc của con người
Trí tuệ nhân tạo liệu có thay thế công việc của con người?

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang là chủ đề công nghệ được chú ý nhất gần đây nhờ sự bùng nổ của ChatGPT. Chatbot được hỗ trợ bởi AI, phát triển bởi OpenAI do Microsoft hậu thuẫn, đã gây ấn tượng với người dùng bởi “sự thông minh”, nổi bật với khả năng trả lời câu hỏi, viết luận và thậm chí tranh luận các vấn đề pháp lý.

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.