Thứ Ba, 26/12/2017 10:02

Moody’s: ASEAN-5 đối mặt với nguy cơ suy thoái gia tăng

Moody's Investor Services (công ty chuyên đánh giá các công cụ nợ có thu nhập cố định) cho biết trong một báo cáo mới rằng các biện pháp chính sách của các nền kinh tế ASEAN-5 (bao gồm Malaysia, Philippines, Indonesia, Việt Nam và Thái Lan) sẽ làm giảm một số tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 nhưng sẽ không bù đắp được nguy cơ suy thoái hoặc những rủi ro tín dụng gia tăng đối với hầu hết các lĩnh vực.

Moddy’s dự báo Iran sẽ tăng trưởng mạnh trở lạiMoody’s: Lĩnh vực ngân hàng, fintech của Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng mạnh

Moody's dự báo nguy cơ tín dụng sẽ gia tăng với các nước ASEAN-5. Ảnh minh hoạ: Tuoitre

Theo ông Deborah Tan, một quan chức cấp cao của Moody's, các biện pháp chính sách khác nhau sẽ giảm bớt áp lực tiêu cực tín dụng đối với các công ty, ngân hàng và nền kinh tế rộng lớn, nhưng sự suy yếu trong thương mại, giá cả hàng hóa và tâm lý chung sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng của cả 5 nền kinh tế nói trên. 

Theo báo cáo, các nền kinh tế ASEAN-5 có vai trò lớn trong chuỗi cung ứng sản xuất khu vực và đang đối mặt với sự sụt giảm mạnh trong dòng chảy thương mại bên ngoài, trong khi những hạn chế du lịch hiện tại vẫn đang đè nặng lên doanh thu và xuất khẩu liên quan đến du lịch. Đồng thời, giá cả hàng hóa cũng đang gây áp lực cho doanh thu tài chính cho các nhà xuất khẩu.

Báo cáo của Moody’s chỉ ra rằng các biện pháp chính sách cho lĩnh vực tài chính chủ yếu tập trung vào việc cung cấp thanh khoản cho các ngân hàng để hỗ trợ cho vay mới và thông qua cơ cấu lại tín dụng, ví dụ như các biện pháp giãn nợ. Theo đó, một khi biện pháp giãn nợ được dỡ bỏ, các vấn đề từ các khoản vay của ngân hàng có thể sẽ tăng lên.

“Một số lĩnh vực doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ sự hỗ trợ của chính phủ, trong đó các doanh nghiệp nhà nước có vai trò chiến lược quan trọng có khả năng được ưu tiên trong việc nhận hỗ trợ tài chính trực tiếp. Tuy nhiên, các công ty thuộc sở hữu tư nhân sẽ nhận được một số hỗ trợ từ các biện pháp chính sách rộng hơn, chẳng hạn như giảm thuế tạm thời và lãi suất thấp hơn”, báo cáo nêu rõ.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Freemalaysiatoday)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử
Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ nhóm họp tại Ấn Độ vào tuần tới để thảo luận về vấn đề nợ đang gia tăng giữa các nước đang phát triển, quy định về tiền điện tử và nỗi lo suy thoái toàn cầu.

WB cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2023
WB cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2023

Theo Tạp chí Bloomberg ngày 7/1, Ngân hàng Thế giới (WB) lo ngại “những cú sốc bất lợi hơn nữa” có thể sẽ đẩy nền kinh tế toàn cầu vào một cuộc suy thoái trong năm nay; trong đó, các quốc gia nhỏ sẽ đặc biệt dễ bị tổn thương.