Thứ Ba, 26/12/2017 10:04

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi “tái tạo” thế giới hậu Covid-19

Lãnh đạo Liên Hợp Quốc kêu gọi tái tạo lại thế giới sau đại dịch Covid-19 thông qua chủ nghĩa đa phương.

LHQ: Đại dịch có thể châm ngòi cho tình trạng khẩn cấp lương thực toàn cầuLHQ: COVID-19 là “khủng hoảng nghiêm trọng nhất” từ sau Thế chiến 2Tổng thư ký LHQ cảnh báo về nguy cơ suy thoái toàn cầu

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Guterres. Ảnh: Euronews.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres hôm 25/6 kêu gọi “tái tạo” thế giới đang bị tổn thương do đại dịch Covid-19 thông qua việc tăng cường hơn nữa chủ nghĩa đa phương.

Ông đồng thời bày tỏ hy vọng một hội nghị thượng định của 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (hay còn gọi là nhóm P5) có thể diễn ra vào tháng 9 tới để hàn gắn những bất đồng.

Phát biểu với truyền thông, một ngày trước dịp kỷ niệm lần thứ 75 ngày Hiến chương Liên Hợp Quốc được thông qua, Tổng thư ký Guterres cho biết, ông vẫn luôn hi vọng một hội nghị thượng đỉnh của nhóm P5 có thể diễn ra trước kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. 

Theo ông, ngoại giao chính là tiếp xúc và hiện diện. Không gì có thể thay thế được sự tiếp xúc giữa người với người. Ngoại giao con người dễ tạo ra sự đồng cảm, đồng thuận và mong muốn làm việc cùng nhau hơn để có thể giải quyết những thách thức mà thế giới đang phải đối mặt.

Kể từ tháng 3 vừa qua, do tác động của đại dịch Covid-19, Liên Hợp Quốc chủ yếu hoạt động dưới hình thức trực tuyến và những chia rẽ giữa các thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày một nhiều, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc, hay giữa Pháp, Anh và Nga.

Theo Tổng thư ký Guterres, dịp kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Liên Hợp Quốc và ra đời Hiến chương Liên Hợp Quốc là dịp để các nước cùng nhau “tái tạo” thế giới mà chúng ta cùng chia sẻ. Để làm được, thế giới cần một chủ nghĩa đa phương hiệu quả hoạt động như như một công cụ quản trị toàn cầu.

Hiến chương Liên Hợp Quốc ký tại Sam Francisco ngày 26/6/1945 và có hiệu lực từ ngày 24/10/1945.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.